Hướng dòng vốn vào khu vực sản xuất để kiểm soát lạm phát

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xung đột Nga - Ukraine đang đẩy giá xăng dầu lên cao làm dấy lên mối lo lạm phát, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ không còn nhiều, nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất cần hướng dòng tín dụng vào khu vực sản xuất và nền kinh tế thực nhằm kiểm soát lạm phát.

Rủi ro lạm phát

Với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022: Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch COVID-19”, ngày 25/4, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) đã tổ chức Hội thảo và công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2021. Sự kiện do NEU phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức.

Theo GS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng NEU, đồng chủ biên ấn phẩm vừa được công bố, tăng trưởng kinh tế năm 2021 ở dưới mức tiềm năng, khả năng năm nay có thể đạt mục tiêu tăng trường 6 - 6,5%, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đang dần được kiểm soát, tỷ lệ tiêm vaccine đặt ở mức cao. Ngoài ra, kỳ họp bất thường của Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2022, tăng trưởng kinh tế Việt Nam kinh tế Việt Nam được nhận định là vẫn đang đối diện với nhiều rủi ro bất ổn vĩ mô và bất ổn tài chính, khiến cho quá trình ứng phó với đại dịch và hồi phục kinh tế trở nên khó khăn. Đặc biệt, theo GS Chương, “bài toán” khó nhất hiện nay là kiểm soát lạm phát.

“Xung đột Nga - Ukraine đã đẩy giá xăng dầu lên cao tác động đến lạm phát. Một trong các giải pháp là tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, nhưng trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam không làm được vì dư địa chính sách tiền tệ không nhiều” - lời GS Chương.

Theo PGS.TS Tô Trung Thành, diễn biến giá dầu tăng cao trong những tháng đầu năm 2022 đặt ra thêm những thách thức rất lớn đến kinh tế. Cho đến ngày 11/3/2022, trung bình giá xăng dầu tăng 45,2% so năm 2021 và nếu theo Dự thảo giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu thì giá xăng dầu tăng 41%.

“Cả hai tình huống này đều ảnh hưởng mạnh đến CPI và GDP. Cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp tức thời đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,5-0,6%, chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng khoảng 2,2-2,34% và ở chu kỳ sản xuất tiếp theo, GDP có thể giảm khoảng 7,3-8% so với kịch bản không tăng giá xăng dầu…” - ông Thành phân tích.

Nói về triển vọng 2022, ông Francois Painchaud - Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam cho rằng, tăng trưởng GDP của thế giới sẽ chậm lại trong khi lạm phát tăng cao. “Hiện tại, vấn đề lạm phát đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, châu Âu, lạm phát đã tăng cao trong 40 năm trở lại đây…” - đại diện IMF chia sẻ.

Đề xuất hướng dòng vốn vào sản xuất

Theo nhận định của các chuyên gia NEU, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% tuy có thể đạt được nhưng không dễ dàng so với mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%. Vậy giải pháp nào kiểm soát lạm phát trong khi dư địa chính sách tiền tệ không còn?

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản (BĐS) đang có dấu hiệu đáng lưu ý. Đó là tốc độ tăng trưởng tín dụng BĐS lên tới 17,14% (cao hơn bình quân toàn hệ thống). Dư nợ tín dụng vào BĐS chiếm khoảng 20,11% dư nợ toàn hệ thống (thuộc những ngành kinh tế có tỷ trọng nợ lớn nhất). Không những thế, vốn vào BĐS còn được hỗ trợ từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) khi vốn huy động từ TPCP chiếm 46% tổng nợ vay của các DN BĐS.

Thực tế cho thấy, BĐS là ngành phát hành nhiều TPDN nhất với hơn 40% lượng TPDN phát hành, tăng hơn 60%. Không chỉ quy mô phát hành, TPDN BĐS có lãi suất cao nhất, thậm chí 12-13% mỗi năm do khó tiếp cận tín dụng ngân hàng. Đáng ngại, 29% giá trị TPDN không có tài sản đảm bảo hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu nên mức độ rủi ro rất lớn, đặc biệt, 80% giá trị TPDN phát hành thuộc về các DN chưa niêm yết, có "sức khỏe" tài chính ở mức rất yếu.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất, chính sách tiền tệ cần chú trọng vào việc hướng chuyển các dòng vốn tín dụng vào các khu vực sản xuất và nền kinh tế thực, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng “nóng” ở các thị trường tài sản.

“Các chính sách cần tập trung hướng đến làm thế nào để hồi phục và phát triển nền kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh “sống chung với COVID-19”; cần đảm bảo cân bằng bên trong của nền kinh tế thì sản lượng cần được duy trì gần mức tiềm năng; cần thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ hướng về tổng cầu trong ngắn hạn để đẩy nền kinh tế quay trở lại vị trí tiềm năng. Tuy nhiên, chính sách cần được nới lỏng một cách thận trọng để tránh gây rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô” - PGS.TS Tô Trung Thành lưu ý.

Trong bối cảnh dư địa chính sách dần thu hẹp, nhóm nghiên cứu đề xuất các chính sách cần hướng nguồn lực ưu tiên đến khu vực DN, tạo điều kiện cho khu vực DN phục hồi và phát triển trong đại dịch; đặc biệt là những DN có ảnh hưởng lan tỏa lớn đến nền kinh tế.

Về chính sách tài khoá cần mở rộng chi tiêu, chấp nhận bội chi cao, ưu tiên cho tăng trưởng. Đây là chính sách hỗ trợ quan trọng nhất. Gia tăng hỗ trợ tài khóa 5-6% GDP trong ít nhất 2-3 năm.

“Chính sách hiệu quả chỉ khi chi tiêu đầu tư công hiệu quả. Hiệu quả chi tiêu công sẽ là nhân tố quyết định bền vững nợ công. Cần cải cách thể chế đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Đảm bảo giải ngân nhanh chóng nhưng phải có hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng…” - Đại diện nhóm nghiên cứu lưu ý.

Đọc thêm

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.