Hướng dẫn y tế mới nhất đối với người nước ngoài nhập cảnh làm việc ngắn ngày

Ảnh minh họa: Trần Lê Lâm/TTXVN.
Ảnh minh họa: Trần Lê Lâm/TTXVN.
(PLVN) - Chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, phải có bảo hiểm y tế quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức mời phải cam kết chi trả chi phí điều trị trong trường hợp người đó bị mắc COVID-19.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày).

Không phải cách ly y tế tập trung 14 ngày

Bộ Y tế nêu rõ các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố cân nhắc nhu cầu mời chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ vào Việt Nam làm việc ngắn ngày và phải đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngắn ngày bao gồm: nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp cùng thân nhân và các đối tượng theo thỏa thuận với từng nước (gọi tắt là chuyên gia); khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ.

Những người tiếp xúc với chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ trong quá trình nhập cảnh và làm việc tại Việt Nam.

Dù không phải cách ly y tế tập trung 14 ngày song những người này phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Những người tiếp xúc với chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ phải thực hiện tự theo dõi sức khỏe, khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng hoặc khó thở thì thông báo cho cơ quan quản lý và y tế địa phương.

Nơi lưu trú cho chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ phải đảm bảo theo các quy định tại Quyết định số 878/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 12/3/2020 ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19" hoặc Quyết định số 1246/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 20/3/2020 ban hành “Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tập trung tại khách sạn trong phòng, chống dịch COVID-19 do người được cách ly tự nguyện chi trả."

Có cam kết tự chi trả điều trị trong trường hợp mắc COVID-19

Chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ phải có bảo hiểm y tế quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức mời chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, cam kết chi trả chi phí điều trị trong trường hợp người đó bị mắc COVID-19.

Chuyên gia phải vào trước thời gian làm việc dự kiến 1 ngày để thực hiện các quy định liên quan đến giám sát y tế.

Toàn bộ kinh phí cho việc cách ly, phương tiện đưa đón, xét nghiệm COVID-19 do đơn vị, tổ chức mời chuyên gia chi trả. Đối với khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ thì được miễn thu phí (trừ chi phí cách ly tại khách sạn theo nguyện vọng).

Sau 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh, nếu chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, tiếp tục có nhu cầu ở lại Việt Nam làm việc và kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính thì được làm việc bình thường, không cần cách ly.

Chuyên gia phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2

Theo Bộ Y tế, đối với người nhập cảnh là chuyên gia, trước khi nhập cảnh cần xây dựng phương án làm việc, địa điểm lưu trú, phương tiện đưa đón, cách ly cụ thể cho các chuyên gia, phương án đảm bảo an toàn phòng, chống COVID-19 trong quá trình làm việc của chuyên gia và những người tiếp xúc.

Đối với chuyên gia nhập cảnh chỉ tham gia họp, thực hiện ký kết các hợp đồng, thỏa thuận, hợp tác thì ưu tiên lựa chọn địa điểm họp, ký kết, lưu trú tại các tỉnh, thành phố có hoặc gần các cửa khẩu xuất, nhập cảnh để hạn chế chuyên gia vào sâu nội địa, di chuyển qua nhiều địa phương không đảm bảo được các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Chuyên gia phải được xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real time-PCR từ 3-5 ngày trước ngày nhập cảnh vào Việt Nam và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Xét nghiệm SARS-CoV-2 phải được thực hiện tại phòng xét nghiệm của cơ quan y tế có thẩm quyền.

Tại nơi xuất, nhập cảnh cần tổ chức phân luồng tiếp đón các chuyên gia xuất, nhập cảnh, phân luồng riêng, không tiếp xúc với các đối tượng khác. Chuyên gia phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 khi nhập cảnh.

Thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc khai báo y tế điện tử đối với tất cả các chuyên gia, đo thân nhiệt, sàng lọc để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện một trong các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì tổ chức cách ly y tế ngay và thực hiện xử trí như đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, yêu cầu chuyên gia sử dụng ứng dụng Bluezone khi ở Việt Nam; tổ chức đưa đón chuyên gia về nơi lưu trú...

Bộ Y tế cũng yêu cầu chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, cần thực hiện đầy đủ các hướng dẫn, quy định phòng, chống dịch COVID-19 tại hướng dẫn và các quy định Chính phủ Việt Nam; Cần tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở phải thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức mời chuyên gia, khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ và cơ quan y tế; Cần thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân; Không ra khỏi nơi lưu trú; Thực hiện lịch trình họp, ký kết, làm việc, đi thực địa theo kế hoạch đã được thông báo trước.

Những người tiếp xúc gần với chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ trong thời gian lưu trú tại Việt Nam phải khai báo với cơ quan y tế để được ghi nhận thông tin. Sau khi dừng tiếp xúc, làm việc với chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, cần tự theo dõi sức khỏe, vẫn được làm việc bình thường, hạn chế tiếp xúc với cộng đồng trong vòng 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng... 

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.