Họp Hội đồng bình xét sự kiện nổi bật ngành Tư pháp năm 2024
Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 04/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Chủ tịch Hội đồng bình xét các sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp đã chủ trì họp Hội đồng bình xét các sự kiện nổi bật hàng năm của Ngành Tư pháp năm 2024.
Theo báo cáo tại cuộc họp, Văn phòng Bộ đã ban hành Công văn gửi các đơn vị thuộc Bộ, Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đề xuất các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp.
Tính đến hết ngày 28/11/2024, Văn phòng Bộ đã nhận được ý kiến đề xuất của 76 đơn vị với 44 sự kiện, cụ thể: 14 đơn vị thuộc Bộ, 8 tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 36 Sở Tư pháp; 18 Cục THADS các tỉnh, thành phố đề xuất các sự kiện nổi bật.
Bà Lê Thu Anh, Phó Chánh Văn phòng Bộ báo cáo tại cuộc họp.
Trên cơ sở ý kiến đề xuất của các cơ quan, đơn vị, Văn phòng Bộ đã rà soát, lược bỏ một số các sự kiện nổi bật bị trùng lặp hoặc chưa đáp ứng được tiêu chí theo Quy chế Bình xét; xây dựng dự thảo các sự kiện nổi bật để báo cáo Hội đồng bình xét các sự kiện nổi bật ngành Tư pháp.
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ đã nghiêm túc trao đổi, thảo luận, đưa ý kiến về các thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Tư pháp trong năm 2024. Đặc biệt, Hội đồng tập trung vào những sự kiện có tác động lớn đến hệ thống pháp luật, công tác tư pháp và đời sống pháp luật.
TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam phát biểu tại cuộc họp.
Các sự kiện được đề xuất đều phản ánh sự đổi mới, sáng tạo trong hoạt động của ngành Tư pháp, từ công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thi hành pháp luật đến cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số và hợp tác quốc tế.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu kết luận cuộc họp.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cơ bản đồng ý với các ý kiến đề xuất các sự kiện ngành Tư pháp, đồng thời đánh giá các sự kiện đưa ra đã gắn liền với các sự kiện lớn, trọng tâm của Bộ, ngành Tư pháp. Thứ trưởng đề nghị các đơn vị rà soát các sự kiện được đề xuất, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để hoàn chỉnh dự thảo các sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp năm 2024.
(PLVN) - Sáng 4/12, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp trong Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
(PLVN) -Vào những ngày cuối tháng 11 dương lịch năm 2024, khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, sau khi di chuyển quãng đường dài gần 100km, vượt qua nhiều đoạn đường quanh co khúc khuỷu, chúng tôi cũng đã có mặt tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) và được nghe câu chuyện về Thiếu tá Võ Anh Tuấn, một Trạm trưởng Biên phòng trẻ đầy nhiệt huyết.
(PLVN) -Việt Nam cần thiết phải có thiết chế luật sư công hay không? Những ưu điểm, lợi thế khi phát triển thiết chế luật sư công là gì?... Xung quanh vấn đề này, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật - Giám đốc Công ty luật TNHH Đông Nam Á (SEALAW).
(PLVN) - Là nước láng giềng với Việt Nam, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ về thương mại và đầu tư quốc tế từ khi mở cửa nền kinh tế, nhất là thực thi khá tốt chính sách hợp tác công - tư. Qua đó, giúp giải quyết tốt những vấn đề về thương mại và đầu tư quốc tế phát sinh.
(PLVN) -Tại Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 diễn ra vào ngày 2/12, nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp từ các đại biểu tham dự, đại diện Cục THADS một số địa phương đã được đưa ra, tập trung vào các thách thức và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án.
(PLVN) -Để tăng cường kiểm soát tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ ngày 1/12/2024 đến 28/2/2025
(PLVN) - Đây là một trong những nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh tại Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 diễn ra sáng 2/12.
PLVN - Ngày 02/12/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hải Ninh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đồng chí Mai Lương Khôi - Thứ trưởng Bộ Tư pháp cùng các đồng chí Lãnh đạo Tổng cục THADS và đại diện các ban, bộ, ngành ở Trung ương, các cơ quan THADS địa phương.
(PLVN) - Từ rất sớm, Hiến pháp, pháp luật Mỹ đã đưa ra những quy định ổn định và mang tính thủ tục để bảo đảm có phiên tòa công bằng và độc lập tại Tòa án nơi mà mỗi bị cáo đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Trên cơ sở đó, năm 1963, Tòa án Tối cao đã ra quyết định tuyên bố rõ ràng về quyền có luật sư - những người bị tình nghi tham gia tố tụng tại Tòa án hình sự bang thì được Tòa án cử luật sư.
(PLVN) - Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Thông báo số 136/TB-VPCP ngày 6/5/2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào tháng 4/2022.
(PLVN) -Xác định thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, công tác thi hành án thu hồi tài sản đã đạt được những kết quả quan trọng và có sự chuyển biến tích cực.
(PLVN) - Thông qua hoạt động xét xử, các quy định của pháp luật đến với người dân cụ thể, dễ hiểu; qua đó nhận thức, hiểu biết về pháp luật của người dân được nâng lên, tạo sự chuyển biến cơ bản về ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trong quần chúng Nhân dân.
(PLVN) - Khái niệm Luật sư công không phải đến nay mới được nhắc tới, mà đã được đề cập khi xây dựng Luật Luật sư năm 2006. Tuy nhiên, ở thời điểm đó do chưa chín muồi nên vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu, xem xét. Trong bối cảnh chúng ta đang nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì nhiều ý kiến cho rằng xây dựng chế định về luật sư công là một giải pháp cần thiết.
(PLVN) - Sau 20 năm gắn bó với lĩnh vực điều tra tội phạm, Thượng tá Nguyễn Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hải Phòng vẫn tràn đầy đam mê, nhiệt huyết. Anh được lãnh đạo cũng như đồng nghiệp gọi là người “giữ lửa” cho HP22 – một mô hình mới nhằm giữ gìn bình yên đất Cảng .
(PLVN) - Trong hành trình hơn 20 năm công tác, ông Lý Văn Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Cao Bằng, đã chứng kiến không ít vụ việc đầy thử thách. Nhưng với ông, câu chuyện về vụ án thi hành án liên quan đến bà H.T.N và bà H.T.M.H tại phường Hợp Giang là một trong những trường hợp để lại nhiều day dứt nhất. Vụ án kéo dài ba năm không chỉ bởi tính pháp lý phức tạp, mà còn bởi hoàn cảnh khó khăn của gia đình người phải thi hành án.
(PLVN) - Vừa qua, Nhà xuất bản Tư pháp tiếp tục ghi dấu ấn đặc biệt khi một trong những ấn phẩm của Nhà xuất bản được trao giải C tại Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024. Đây là một vinh dự lớn không chỉ khẳng định chất lượng nội dung của Nhà xuất bản mà còn góp phần khẳng định giá trị học thuật và thực tiễn mà tác phẩm mang lại trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập pháp luật quốc tế ngày càng sâu rộng.
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Công ty Luật TNHH Tuệ Thành, trước mắt, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút được các luật sư có trình độ cao, có kỹ năng và kinh nghiệm tham gia vào quá trình đàm phán, tranh tụng nhằm bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của nhà nước trong đầu tư, thương mại, tranh tụng quốc tế.
(PLVN) -Theo Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, các hoạt động của luật sư công là bảo đảm sự điều tiết của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan tư pháp.
(PLVN) - Ở Nhật Bản, luật sư nhà nước là khái niệm để chỉ những công chức hoặc người làm việc cho các cơ quan Chính phủ để xử lý hoặc đại diện cho Chính phủ trong các vụ kiện mà Chính phủ là một bên. Chế định này ra đời từ năm 1947 và tồn tại cho đến ngày nay, góp phần quản lý hiệu quả và nhất quán đối với các tranh chấp liên quan đến Chính phủ ở Nhật Bản.
(PLVN) - Khái niệm Luật sư công không phải đến nay mới được nhắc tới, mà đã được đề cập khi xây dựng Luật Luật sư năm 2006. Tuy nhiên, ở thời điểm đó do chưa chín muồi nên vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu, xem xét. Trong bối cảnh chúng ta đang nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì nhiều ý kiến cho rằng xây dựng chế định về luật sư công là một giải pháp cần thiết.