Hôm qua (7/9), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Nguyễn Sinh Hùng, Ban Biên tập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã họp phiên đầu tiên.
Báo cáo về hoạt động và tổ chức công việc của Ban Biên tập, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng Ban Biên tập Phan Trung Lý cho biết, Ban Biên tập dự kiến sẽ thành lập 6 Tổ Biên tập bao gồm: chế độ chính trị, tổ chức bộ máy Nhà nước và các vấn đề chung; chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; bảo vệ Tổ quốc và đường lối đối ngoại; tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và tổng kết thi hành Hiến pháp 1992.
Theo dự kiến, dự thảo 1 của Hiến pháp sẽ được trình ra Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp diễn ra vào tháng 10/2012. Tháng 1/2013 sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo sửa đổi Hiến pháp… và đến tháng 10 hoặc tháng 11/2013 sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, việc sửa đổi Hiến pháp lần này với khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp và tinh thần trách nhiệm cao.
Chủ tịch cũng đề nghị, việc nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 1992 phải trên cơ sở kế thừa và tổng kết cả quá trình thực hiện Hiến pháp 1946 kết hợp với các bản Hiến pháp qua các thời kỳ và đặc biệt phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn mới và quan trọng là cần lựa chọn những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với xu thế của thời đại, tình hình thực tiễn của đất nước.
Bên cạnh đó, Chủ tịch cũng nhấn mạnh: Công tác xây dựng dự thảo phải bảo đảm tiếp thu được ý kiến đóng góp của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học và đặc biệt là ý kiến của các tầng lớp nhân dân.
P.V
Báo cáo về hoạt động và tổ chức công việc của Ban Biên tập, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng Ban Biên tập Phan Trung Lý cho biết, Ban Biên tập dự kiến sẽ thành lập 6 Tổ Biên tập bao gồm: chế độ chính trị, tổ chức bộ máy Nhà nước và các vấn đề chung; chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; bảo vệ Tổ quốc và đường lối đối ngoại; tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và tổng kết thi hành Hiến pháp 1992.
Theo dự kiến, dự thảo 1 của Hiến pháp sẽ được trình ra Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp diễn ra vào tháng 10/2012. Tháng 1/2013 sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo sửa đổi Hiến pháp… và đến tháng 10 hoặc tháng 11/2013 sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, việc sửa đổi Hiến pháp lần này với khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp và tinh thần trách nhiệm cao.
Chủ tịch cũng đề nghị, việc nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 1992 phải trên cơ sở kế thừa và tổng kết cả quá trình thực hiện Hiến pháp 1946 kết hợp với các bản Hiến pháp qua các thời kỳ và đặc biệt phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn mới và quan trọng là cần lựa chọn những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với xu thế của thời đại, tình hình thực tiễn của đất nước.
Bên cạnh đó, Chủ tịch cũng nhấn mạnh: Công tác xây dựng dự thảo phải bảo đảm tiếp thu được ý kiến đóng góp của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học và đặc biệt là ý kiến của các tầng lớp nhân dân.
P.V