Cục Quản lý lao đông ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa cho biết, theo số liệu từ Bộ Nội vụ Malaysia, tính đến ngày 26/9, tổng số lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại nước này là trên 1,3 triệu người. Riêng số lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở đây là 13.515 người.
Để tạo điều kiện cho lao động nước ngoài đang làm việc bất hợp pháp tại Malaysia, Bộ Nội vụ nước này đang thực hiện giai đoạn “hợp pháp hóa”. Theo đó, lao động các nước có thể liên hệ với đại sứ quán nước mình để được cung cấp, đổi hộ chiếu, giấy tiếp nhận của chủ sử dụng lao động….; sau đó sẽ được Cục Nhập cư Malaysia cấp giấy phép làm việc tạm thời.
Cũng liên quan đến vấn đề lao động, đại diện bộ LĐ – TB – XH cho biết, Việt Nam đã kết thúc đàm phán với Nhật Bản về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và đi đến thống nhất các vấn đề liên quan đến cơ chế đào tạo và phái cử ứng viên điều dưỡng và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại nước này.
Điều đó đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ tiếp nhận ứng cử viên điều dưỡng viên (trước đây gọi là y tá) và hộ lý của Việt Nam nếu đủ tiêu chuẩn tiếng Nhật và chuyên môn. Những người này sẽ được sang làm việc tại Nhật trong 3 năm (với điều dưỡng viên) và 4 năm (với hộ lý). Ngoài ra, Nhật Bản đồng ý tiếp nhận ứng viên hộ lý là học sinh tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng (hệ 2 năm) với điều kiện được học bổ sung một số môn về điều dưỡng, chăm sóc người già tương đương với chương trình của Nhật Bản.
Nhật Bản dự kiến đưa chương trình đào tạo tiếng Nhật vào ngân sách năm 2012 và có thể triển khai tại Việt Nam từ năm 2012.
Hoàng Phan
Cũng liên quan đến vấn đề lao động, đại diện bộ LĐ – TB – XH cho biết, Việt Nam đã kết thúc đàm phán với Nhật Bản về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và đi đến thống nhất các vấn đề liên quan đến cơ chế đào tạo và phái cử ứng viên điều dưỡng và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại nước này.
Điều đó đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ tiếp nhận ứng cử viên điều dưỡng viên (trước đây gọi là y tá) và hộ lý của Việt Nam nếu đủ tiêu chuẩn tiếng Nhật và chuyên môn. Những người này sẽ được sang làm việc tại Nhật trong 3 năm (với điều dưỡng viên) và 4 năm (với hộ lý). Ngoài ra, Nhật Bản đồng ý tiếp nhận ứng viên hộ lý là học sinh tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng (hệ 2 năm) với điều kiện được học bổ sung một số môn về điều dưỡng, chăm sóc người già tương đương với chương trình của Nhật Bản.
Nhật Bản dự kiến đưa chương trình đào tạo tiếng Nhật vào ngân sách năm 2012 và có thể triển khai tại Việt Nam từ năm 2012.
Hoàng Phan