Hơn 100 thành phố của Trung Quốc biểu tình chống Nhật

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày 18/9 đẩy lên mức độ mới, với các cuộc biểu tình đã nổ ra tại ít nhất 100 thành phố trên khắp Trung Quốc.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày 18/9 đẩy lên mức độ mới, với các cuộc biểu tình đã nổ ra tại ít nhất 100 thành phố trên khắp Trung Quốc.

Ngày 18/9, lễ kỷ niệm sự cố dẫn đến chiến tranh Trung – Nhật năm 1931 đã kích động hành vi chống Nhật trên khắp Trung Quốc, dấy lên các cuộc biểu tình, phản đối việc Tokyo quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền, tại ít nhất 100 thành phố của Trung Quốc. 
Người biểu tình Trung Quốc trước đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Người biểu tình Trung Quốc trước đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Cảnh sát chống bạo động đã được huy động để thắt chặt an ninh tại Lãnh sự quán Nhật Bản ở Thượng Hải, nơi 7.000 người biểu tình đã tụ tập và hô vang những khẩu hiệu chống Nhật Bản, kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của Nhật…
Khoảng 4.500 người cũng đã bao vây Tổng lãnh sự quán Nhật Bản ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh – nơi xảy ra sự cố Mukden, hay còn gọi là sự cố Mãn Châu. Những người biểu tình đã ném đá và gạch vào khu lãnh sự, phá vỡ cửa kính trong khi một số người khác đã đốt cờ Nhật Bản. 
Các doanh nghiệp Nhật Bản đã phải đóng cửa hàng trăm nhà máy và cửa hàng trên khắp Trung Quốc. Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh trong khi đó tiếp tục bị những người biểu tình bao vây. Các cuộc biểu tình chống Nhật Bản bùng phát dữ dội tại Trung Quốc nhân lễ kỷ niệm 81 năm ngày quân đội Nhật Bản cho nổ tung một phần tuyến đường sắt của Nhật Bản ở Mãn Châu, từ đó lấy cớ để xâm lược phía Đông Bắc Trung Quốc.
11 tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư
Cũng trong ngày 18/9, lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản cho biết 11 tàu của chính phủ Trung Quốc đã tiến vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu này xuất hiện chỉ vài giờ sau khi 2 nhà hoạt động Nhật Bản bơi đến 1 trong các đảo thuộc quần đảo đang xảy ra tranh chấp.
Theo thông tin từ lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản, toàn bộ số tàu trên đã không tiến vào vùng lãnh hải của Nhật Bản nhưng tất cả đã tiến vào khu vực được luật hàng hải quốc tế ghi nhận là vùng lãnh hải tiếp giáp. “Vào lúc 4h30 chiều (7h30 GMT), 10 chiếc tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng biển ngoài khơi Uotsurijima” – người phát ngôn của lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản cho hay.
Sáng cùng ngày, lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản cũng đã phát đi lời cảnh báo đối với một tàu ngư chính Trung Quốc được phát hiện ở cách vùng biển cách đảo chính Uotsurijima trong chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư 42km về phía Tây Bắc. Tàu của lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản đã lên tiếng cảnh báo và yêu cầu tàu Trung Quốc “không được đi vào lãnh thổ Nhật Bản”. Tàu ngư chính này đã tiến tới vùng biển gần đảo Kubajima. Truyền thông Trung Quốc trước đó đưa tin khoảng 1.000 tàu cá của nước này cũng đang tiến đến vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư.
Cùng ngày, một người phát ngôn của chính phủ Nhật Bản cho biết 2 công dân Nhật Bản đã bơi đến Uotsurijima. “Hai người Nhật Bản đã đặt chân lên Uotsurijima khoảng 9h30 sáng (0h30 GMT)” – chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura nói với các phóng viên và cho biết thêm rằng 2 người này sau đó đã rời Uotsurijima.
Bắc Kinh đã ngay lập tức gửi phản đối tới Tokyo, nói rằng họ có quyền có thêm những hành động khác. “Việc xâm nhập bất hợp pháp của các nhà hoạt động cánh hữu Nhật Bản lên quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) của Trung Quốc là một hành động khiêu khích nghiêm trọng vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố.
Giữa lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng lên cao, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 18/9 đã một lần nữa kêu gọi các bên bĩnh tĩnh và kiềm chế, đồng thời nhắc lại Mỹ sẽ không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp.
Tuy nhiên, ông Panetta trước khi đến Nhật Bản cũng đã cảnh báo về nguy cơ về các cuộc xung đột leo thang tại khu vực này.
Minh Ngọc (theo AFP, Reuters)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.