Đương kim Thủ tướng Úc Julia Gillard hi vọng có thể thành lập được chính phủ vào hôm nay 7-9, với sự ủng hộ của ít nhất hai trong ba nghị sĩ độc lập là Tony Windsor, Rob Oakeshott và Bob Katter. Sự kiện này sẽ kết thúc hai tuần lễ bế tắc trên chính trường Úc - hiện tượng đầu tiên ở Úc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nghị sĩ Windsor nói với Reuters rằng lối thoát mới có thể mở ra trong sáng 7-9, nhưng ông vẫn không loại trừ khả năng xuất hiện tình thế 50-50 ở hạ viện 150 ghế, dẫn đến việc phải tổ chức một cuộc bầu cử khác.
Bà Gillard thuộc Công Đảng và đối thủ Tony Abbott thuộc Đảng Tự do từ nhiều ngày qua đã cố vận động các nghị sĩ độc lập ủng hộ họ thành lập chính phủ do cuộc bầu cử ngày 21-8 không tìm được phe chiến thắng. Hiện phe bà Gillard được 74 nghị sĩ ở hạ viện ủng hộ so với 73 nghị sĩ của bên ông Abbott.
Ba nghị sĩ độc lập còn lại sẽ quyết định ai là thủ tướng tiếp theo của nước Úc.
Một số tờ báo ở Úc ngày 6-9 cho rằng bà Gillard sẽ chiến thắng với sự ủng hộ của ít nhất hai trong số ba nghị sĩ độc lập để thành lập một chính phủ thiểu số với 76 ghế ở hạ viện. Công Đảng của bà đã hứa hẹn một chương trình ba điểm gây nhiều tranh cãi bao gồm đánh thuế đối với lợi nhuận của ngành khai thác mỏ, đầu tư 38 tỉ USD cho Internet băng thộng rộng và cắt giảm lượng khí thải CO2. Phe bảo thủ phản đối cả ba chương trình này.
Trong khi đó kết quả thăm dò của Hãng truyền thông Essential Media ngày 6-9 cho thấy 52% người Úc ủng hộ một cuộc bầu cử khác vì không thật sự tin vào hiệu quả của một chính phủ mới nếu chỉ dựa trên đa số mỏng manh. 70% cho rằng sẽ có bầu cử lại trong vòng một năm.
Nền kinh tế Úc vẫn tăng trưởng mạnh trong quý vừa qua và thị trường tài chính vững vàng. “Chúng tôi đánh giá nước Úc hiện đang có một chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt, kinh tế vững vàng, chính sách công ổn định và ngành tài chính tăng trưởng chắc chắn” - nhà phân tích Kyran Curry của Standard & Poor’s bình luận.
Bất chấp việc đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá tới 5% GDP trong các năm 2009 và 2010, tình trạng tài chính và ngân sách của chính quyền Úc vẫn rất ổn định với mức thâm hụt tối đa dự kiến chỉ 3,2% GDP trong năm 2010.
Theo Tuổi trẻ online
Từ trái sang: các nghị sĩ Oakeshott, Katter và Windsor ăn trưa ở nhà ăn của hạ viện ngày 6-9 - Ảnh: Reuters |
Nghị sĩ Windsor nói với Reuters rằng lối thoát mới có thể mở ra trong sáng 7-9, nhưng ông vẫn không loại trừ khả năng xuất hiện tình thế 50-50 ở hạ viện 150 ghế, dẫn đến việc phải tổ chức một cuộc bầu cử khác.
Bà Gillard thuộc Công Đảng và đối thủ Tony Abbott thuộc Đảng Tự do từ nhiều ngày qua đã cố vận động các nghị sĩ độc lập ủng hộ họ thành lập chính phủ do cuộc bầu cử ngày 21-8 không tìm được phe chiến thắng. Hiện phe bà Gillard được 74 nghị sĩ ở hạ viện ủng hộ so với 73 nghị sĩ của bên ông Abbott.
Ba nghị sĩ độc lập còn lại sẽ quyết định ai là thủ tướng tiếp theo của nước Úc.
Một số tờ báo ở Úc ngày 6-9 cho rằng bà Gillard sẽ chiến thắng với sự ủng hộ của ít nhất hai trong số ba nghị sĩ độc lập để thành lập một chính phủ thiểu số với 76 ghế ở hạ viện. Công Đảng của bà đã hứa hẹn một chương trình ba điểm gây nhiều tranh cãi bao gồm đánh thuế đối với lợi nhuận của ngành khai thác mỏ, đầu tư 38 tỉ USD cho Internet băng thộng rộng và cắt giảm lượng khí thải CO2. Phe bảo thủ phản đối cả ba chương trình này.
Trong khi đó kết quả thăm dò của Hãng truyền thông Essential Media ngày 6-9 cho thấy 52% người Úc ủng hộ một cuộc bầu cử khác vì không thật sự tin vào hiệu quả của một chính phủ mới nếu chỉ dựa trên đa số mỏng manh. 70% cho rằng sẽ có bầu cử lại trong vòng một năm.
Nền kinh tế Úc vẫn tăng trưởng mạnh trong quý vừa qua và thị trường tài chính vững vàng. “Chúng tôi đánh giá nước Úc hiện đang có một chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt, kinh tế vững vàng, chính sách công ổn định và ngành tài chính tăng trưởng chắc chắn” - nhà phân tích Kyran Curry của Standard & Poor’s bình luận.
Bất chấp việc đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá tới 5% GDP trong các năm 2009 và 2010, tình trạng tài chính và ngân sách của chính quyền Úc vẫn rất ổn định với mức thâm hụt tối đa dự kiến chỉ 3,2% GDP trong năm 2010.
Theo Tuổi trẻ online