Hôm nay, Thủ tướng Nhật có chuyến thăm lịch sử

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters
(PLO) - 7 tháng sau chuyến thăm Hiroshima của Tổng thống Mỹ Barack Obama, hôm nay (27/12), Thủ tướng Nhật Bản sẽ có chuyến thăm lịch sử tới Trân Châu cảng – nơi quân đội Nhật đã bất ngờ tấn công, kéo Mỹ vào cuộc Chiến tranh thế giới II năm 1941.

Theo AFP, ông Abe ngày 26/12 đã rời Nhật để tới Hawaii. Tại thủ phủ Honolulu của bang này, ông Abe sẽ có cuộc gặp với Tổng thống sắp mãn nhiệm của Mỹ Obama. Sau đó, 2 nhà lãnh đạo sẽ tới thăm xác tàu USS Arizona, nơi 1.177 thủy thủ và lính thủy đánh bộ của Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc tấn công lịch sử năm nào.

Xác con tàu đã gỉ sét này hiện trở thành một đài tưởng niệm của Mỹ. Chuyến thăm vừa là sự thừa nhận quá khứ là kẻ thù của 2 nước đồng thời cũng là lời cam kết hướng tới tương lai như những nước đồng minh của Washington và Tokyo, Kyodo bình luận. 

Phát biểu trước chuyến thăm, Reuters ngày 26/12 dẫn lời ông Abe nói rằng, trong chuyến thăm Trân Châu cảng, ông muốn gửi thông điệp tới thế giới rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ lặp lại sự tàn bạo của những cuộc chiến tranh đã qua. “Liên minh giữa Nhật và Mỹ sẽ là hy vọng để giải quyết những vấn đề khác nhau trên thế giới” – ông nói và bày tỏ hy vọng chuyến thăm chung tới Trân Châu cảng của các nhà lãnh đạo Nhật và Mỹ sẽ là một chuyến thăm lịch sử, là một biểu hiện rõ ràng của sự hòa giải.

Trân Châu cảng và Hiroshima là các địa điểm đánh dấu sự bắt đầu và kết thúc của cuộc xung đột giữa Nhật và Mỹ, dù việc so sánh 2 địa điểm này với nhau là không thể. Bởi, 1 bên là cuộc tấn công vào trái tim của sức mạnh hải quân của Mỹ ở Thái Bình Dương còn bên kia là một vụ đánh bom hạt nhân vào một thành phố. Tuy nhiên, cả 2 sự kiện này đều là những sự kiện đã ăn sâu vào tâm trí của người dân trên khắp thế giới và cho đến nay vẫn là những địa điểm thu hút nhiều người tới thăm mỗi năm.

Theo AFP, cũng tương tự khi ông Obama tới thăm Hiroshima 7 tháng trước, mục đích chuyến thăm của ông Abe không phải là để bày tỏ nghi vấn về những quyết định đã được đưa ra 3/4 thế kỷ trước hay là để xin lỗi mà chỉ là để bày tỏ lòng tôn kính đến các nạn nhân, đồng thời cũng là sự phản chiếu những bài học lịch sử. Tại Hiroshima hồi tháng 5 vừa qua, trong một bài phát biểu tưởng niệm các nạn nhân, ông Obama cũng đã kêu gọi các nước hướng tới một thế giới không vũ khí hạt nhân. 

Bên cạnh đó, các nhà quan sát cho rằng chuyến thăm Trân Châu cảng cũng sẽ là cơ hội để ông Abe tái khẳng định tầm quan trọng chiến lược của mối quan hệ đồng minh thân thiết Nhật – Mỹ trước khi Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump lên nắm quyền vào tháng 1 tới sau khi ông Trump đã vài lần bày tỏ sẽ xem xét lại về triển vọng của mối quan hệ liên minh quốc phòng Mỹ - Nhật cũng như tương lai của quan hệ Mỹ - châu Á trong chiến dịch tranh cử.

Bà Mireya Solis – một chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Á Brookings – nói rằng ông Obama và ông Abe sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ về sự vững mạnh của liên minh Mỹ - Nhật trước khi ông Trump nhậm chức. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.