Hôm nay quyết liệt, ngày sau thư thái!

Với sức trẻ và nhiều tiềm năng phát triển, Đà Nẵng là một trong những địa phương thu hút nhiều dân cư từ các địa phương khác đến sinh sống, làm việc và học tập. Để không rơi vào tình trạng “chết ngạt vì dân số”, Đà Nẵng đã sớm có những biện pháp quyết liệt trong quản lý dân cư.

[links()] Với sức trẻ và nhiều tiềm năng phát triển, Đà Nẵng là một trong những địa phương thu hút nhiều dân cư từ các địa phương khác đến sinh sống, làm việc và học tập. Để không rơi vào tình trạng “chết ngạt vì dân số”, Đà Nẵng đã sớm có những biện pháp quyết liệt trong quản lý dân cư.

Cần có những giải pháp mạnh để đảm bảo chất lượng dân cư
Cần có những giải pháp mạnh để đảm bảo chất lượng dân cư
Khó thoát “hậu quả” đô thị hóa
Gia tăng dân số Đà Nẵng chủ yếu là gia tăng tự nhiên, song tỷ lệ gia tăng cơ học trung bình toàn TP cũng vào khoảng 6-7%/năm và tăng khá cao trong những năm gần đây. Thống kê của TP cho thấy, nhân khẩu từ các tỉnh, TP khác đến đăng ký thường trú, tạm trú ở Đà Nẵng chiếm 19% nhân khẩu toàn TP. 
Đặc biệt, sự gia tăng dân số nhanh chóng tại hai quận trung tâm là Hải Châu  (17,53%) và Thanh Khê (9,86%) đang gây áp lực lớn cho hệ thống kết cấu hạ tầng và công tác quản lý dân cư trên địa bàn. Chính quyền TP nhận định, tuy mật độ quá tải của Đà Nẵng chưa cao nhưng nếu không có biện pháp quản lý dân cư phù hợp và đầu tư, nâng cấp mở rộng hệ thống hạ tầng thì “sẽ quá sức chịu đựng”. 
Chính quyền TP và hai quận ngoài việc lo đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng đang xuống cấp do quá tải để “phục vụ” cho nhu cầu sống của gần 70.000 dân, còn phải giải quyết những vấn đề xã hội ngày càng phức tạp. Tình hình phạm pháp hình sự vẫn nhiều diễn biến phức tạp, tỷ lệ thất nghiệp còn cao (4,86%), 14.000 hộ gia đình đang thực sự bức xúc về nhà ở nhưng TP mới chỉ có giải pháp cho 10% số này. 
“Sức hút” của TP là cơ hội cho sự phát triển, nhưng cũng đặt chính quyền TP trước thách thức của những làn sóng di cư. Chấp nhận hiện tượng di cư để khai thác thế mạnh và khắc phục những tiêu cực của tình trạng này là “lối đi” mà TP Đà Nẵng lựa chọn để đạt mục tiêu “xây dựng TP văn minh, hiện đại, đáng sống”. Rút kinh nghiệm nhiều tỉnh, TP khác áp dụng các biện pháp hành chính (sử dụng hộ khẩu) và một số chính sách để hạn chế dân nhập cư… song “hầu hết không hiệu quả”, Đà Nẵng xác định “không nên nôn nóng mà phải giải quyết vấn đề quản lý dân cư trên địa bàn theo lộ trình một cách căn cơ với nhiều giải pháp khác nhau”.
Hạn chế nhập cư khi số dân “vượt ngưỡng”
Đó là một trong những kinh nghiệm mà Đà Nẵng đã rút ra và quyết tâm thực hiện trong quá trình quản lý dân cư, nhất là đối với các quận nội thành. Cùng với đó là lựa chọn biện pháp phân bổ dân cư hợp lý giữa các quận, huyện, Đà Nẵng đã có nhiều biện pháp để phân bổ lại dân cư một cách tự nhiên như di chuyển các cơ sở giáo dục, sản xuất, thương mại, giải trí, dịch vụ… ra khỏi khu vực trung tâm nội thành, kiểm soát dân số tại các quận trung tâm, thực hiện tốt công tác đăng ký thường trú, tạm trú để quản lý lực lượng dân nhập cư. Ngoài ra, thực hiện từ năm 2005, đến nay Đà Nẵng đã không còn tình trạng ăn xin biến tướng, lang thang, bán hàng rong, chèo kéo khách… Thành công này của Đà Nẵng trong ý tưởng “nâng cao chất lượng dân số” đã được nhiều địa phương “ngưỡng mộ”.
Xuất phát từ thực tiễn của Đà Nẵng, biện pháp lâu dài là cần có một chính quyền đô thị để quản lý TP khi dân cư đô thị sẽ chiếm 90% trong tương lai. Bài học nữa của Đà Nẵng là “phát triển đô thị bền vững phải bắt đầu từ phát triển nông thôn một cách căn cơ” vì nông thôn mới thì sẽ không còn những dòng di cư về đô thị. Phát triển nhiều khu đô thị vệ tinh, tạo ra các trung tâm kinh tế, công nghiệp xa trung tâm để “ngăn chặn các luồng người đổ dồn vào trung tâm, chia bởi “dòng chảy” dân cư sang các địa bàn khác”.
Phát huy khả năng giãn dân tự nhiên nếu có biện pháp kinh tế thông qua chính sách thuế. Thuế cao, giá nhà ở và dịch vụ cao sẽ khiến bộ phận dân cư không đủ khả năng chi trả phải “ly tâm” khỏi vùng lõi các trung tâm ra khu vực vành đai. Cách trung tâm 7-10km, nên xây dựng các khu đô thị với hệ thống dịch vụ và hạ tầng tốt để hút dân ra khỏi khu vực nội đô đắt đỏ, chật chội và ồn ào.
Đặc biệt, Đà Nẵng nhấn mạnh biện pháp “chế tài nghiêm khắc để người nhập cư không phải “muốn làm gì thì làm”, không chấp nhận những người “nhân danh” người nghèo để làm mất mỹ quan và gây bất ổn đô thị. Do đó, HĐND TP đã ban hành Nghị quyết 23 với nội dung “tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự”. Nội dung này đã dấy lên sự quan tâm về tính hợp pháp, song nó vẫn được thực hiện sau khi UBTVQH không bác Nghị quyết 23. Dự kiến, trong kỳ họp sắp tới, HĐND TP sẽ ban hành một Nghị quyết về phân bổ dân cư dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội, diện tích, địa lý để phân bổ cụ thể số dân cho từng đơn vị hành chính. 
Chủ trương quản lý dân cư của Đà Nẵng có nhiều ý tưởng “tương thích” với Dự án Luật Thủ đô, nên những thực tiễn quản lý dân cư đô thị để Đà Nẵng trở thành “TP đáng sống” có thể là một bước thử nghiệm hết sức hữu hiệu cho việc xem xét các qui định về quản lý dân cư trong Dự thảo Luật đặc thù này.
Huy Anh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.