Hôm nay Mỹ tôn vinh áo dài, bao giờ Việt Nam có ngày này?

Bộ thiết kế áo dài “Một thoáng Việt Nam” gây ấn tượng mạnh khi thể hiện được các danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Bộ thiết kế áo dài “Một thoáng Việt Nam” gây ấn tượng mạnh khi thể hiện được các danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam.
(PLO) - Từ ngày 15/5/2016 trở đi, ngày này hàng năm sẽ là ngày Áo dài tại California (Mỹ). Áo dài Việt Nam được tôn vinh trên xứ người. Đây là tin vui của tất cả những người yêu áo dài và những người yêu văn hóa Việt Nam. Rất nhiều tín đồ áo dài và người dân Việt Nam mong ngóng có một ngày đặc biệt tôn vinh áo dài.

 Ngày đó, những người phụ nữ Việt đều vận chiếc áo dài thì tuyệt biết bao. Và biết đâu, chiếc áo dài - hồn cốt Việt sẽ sớm trở thành di sản văn hóa nhân loại?.

15/5 là Ngày Áo dài tại California 

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt mong muốn có một ngày đặc biệt để mời tất cả những người dân California chia sẻ di sản văn hóa cộng đồng mình thông qua việc mặc chiếc áo dài Việt Nam. 

Theo trang web của Thượng viện bang California, dự thảo nghị quyết đề nghị chọn ngày 15/5 là ngày Áo dài đệ trình lên Thượng viện ngày 21/4 do ba Thượng nghị sĩ bang California đứng tên gồm Janet Nguyen, Jim Beall và Richard Pan. 

Trong đó tác giả dự thảo nghị quyết là bà Janet Nguyen. Nghị quyết số 73 của Thượng viện bang California khẳng định cơ quan này nhất trí thông qua dự thảo nghị quyết do nhóm 3 Thượng nghị sỹ đệ trình và quyết định từ ngày 15/5/2016 trở đi, ngày 15/5 hàng năm sẽ là ngày Áo dài tại California. 

Theo trang web aodaifestival.com, lễ hội Áo dài năm nay sẽ trình diễn câu chuyện cổ tích Sơn Tinh, Thủy Tinh với phần trình diễn của các loại hình âm nhạc truyền thống Việt Nam và các bộ sưu tập áo dài của nhiều nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. 

Áo dài Việt Nam - bộ y phục tuổi đời hàng trăm năm được tôn vinh trên xứ người. Đây là tin vui của tất cả những người yêu áo dài và những người yêu văn hóa Việt Nam.

Bao giờ Việt Nam có ngày tôn vinh áo dài?

Bao giờ Việt Nam có ngày tôn vinh áo dài?

Những “sứ giả” của áo dài thế kỷ 21

Hơn 20 năm trở lại đây, áo dài Việt ngày càng “định vị” trên bản đồ thời trang thế giới. Người có công không thể không nhắc tới nhà thiết kế Minh Hạnh. Với nhiều người Việt, người phụ nữ sinh năm 1961 tại Gia Lai, gốc Huế được gọi là “Sứ giả áo dài”. 

Minh Hạnh không chỉ sưu tầm truyền bá áo dài Việt Nam mà còn sáng tạo không mệt mỏi, nâng cao tính dân tộc, hiện đại của áo dài ở trong nước và thế giới để người dân Việt và thế giới hiểu hơn, yêu hơn đất nước mảnh đất hình chữ S này. 

Niềm đam mê của bà được đền đáp. Năm 1997, Minh Hạnh đoạt giải ở cuộc thi thiết kế Makuhari Grand Prix tại Nhật. Ngay sau đó, bà là nhà thiết kế Việt đầu tiên có vinh dự giới thiệu 100 mẫu thời trang trong bộ sưu tập áo dài tại đền Kiyomizu — Dera (Nhật), nơi chưa có ai được trình diễn tại đây kể cả với giới thiết kế Nhật Bản. 

Minh Hạnh cũng có nhiều buổi trình diễn tại các kinh đô thời trang trên thế giới để tôn vinh chiếc áo dài quê hương. Năm 2006, nhà thiết kế Minh Hạnh được Pháp tấn phong Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương. Nhà thiết kế Minh Hạnh đã dành hết toàn bộ thời gian trong sự nghiệp thời trang của mình để tôn vinh chiếc áo dài Việt Nam, theo bà là “một ngôn ngữ không cần phiên dịch”. 

Tuy nhiên, bí quyết của nhà thiết kế Minh Hạnh để cho mọi người trên thế giới hào hứng với áo dài Việt Nam là: “Trước khi giới thiệu đến họ văn hóa truyền thống của Việt Nam thì cần phải hiểu về văn hóa truyền thống của họ”. Người phụ nữ có tài “biến hóa” áo dài ấy đã kết hợp với nền văn hóa nước bạn khi tổ chức sự kiện thời trang ở đó. 

Ví như năm 2003, bộ sưu tập áo dài mang tên “Trở lại thiên đường” tại đền Kiyomizu- Dera nhân dịp kỉ niệm 30 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, bà đã trình diễn 80 bộ trang phục là sự kết hợp hài hòa giữa đường nét truyền thống Việt Nam và họa tiết hoa văn Nhật. 

Lần khác, nhà thiết kế Minh Hạnh còn cho ra mắt bộ sưu tập áo dài họa tiết đa sắc có tên gọi “Kremlin Hà Nội”. Bộ sưu tập gồm 21 thiết kế, in hình các công trình kiến trúc trong quần thể Kremlin - Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow - như tháp Kremlin, nhà thờ Vasily Blazhenny, kiến trúc nổi tiếng ở Saint Petersburg, tòa nhà Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow mang tên Lomonosov. 

Bộ sưu tập này nhằm tôn vinh các giá trị văn hoá Nga, đồng thời chứng minh rằng có thể kết hợp giá trị Nga trong chiếc áo dài của Việt Nam”. Sự biến hóa này đã “đốn tim” những người tại xứ xở Bạch Dương. 

Năm 2011, bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Minh Hạnh với 100 mẫu thiết kế lấy ý tưởng từ các họa tiết trong trang phục của Hoàng gia Anh được kết hợp khéo léo và tinh tế với các màu sắc trang phục dân tộc Việt đã ra mắt công chúng London. 

Nhà thiết kế Minh Hạnh đã đưa những áo dài độc đáo, truyền thống pha lẫn hiện đại đi khắp hàng chục quốc gia trên thế giới. Ở đâu, những mẫu thiết kế của bà cũng được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Bà kể, cách đây 20 năm, có nhà ngoại giao đến bắt tay và nói: “Trước, tôi chỉ biết Việt Nam có chiến tranh, giờ tôi mới biết Việt Nam có thời trang rất đẹp, có áo dài tuyệt đẹp!”. 

Không chỉ Minh Hạnh, Việt Nam còn có rất nhiều nhà thiết kế yêu tà áo dài cháy bỏng. Họ đã sáng tạo ra những mẫu thiết kế mang đẳng cấp thế giới. Đó là, nhà thiết kế Lan Hương, Tuấn Hải, Hoài Nam, Minh Châu, Võ Việt Chung, Sĩ Hoàng, Ngô Nhật Huy, Thuận Việt, Đặng Ngọc Hân, Đặng Viết Bảo, Quang Nhật… 

Bộ sưu tập “Một thoáng Việt Nam” của nhà thiết kế Tuấn Hải cũng được ghi nhận vào Sách kỷ lục Việt Nam vào năm 2013. Điểm đặc biệt trong bộ sưu tập “Một thoáng Việt Nam” là 99 chiếc áo dài được vẽ bằng sơn dầu, tất cả các danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam như: Hồ Gươm, Lăng Bác Hồ, Chùa Một Cột, Chùa Hương, Hạ Long, Ruộng bậc thang ở Sapa, Chùa Thiên Mụ, Cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố, hay Bến Nhà Rồng… 

Bao giờ Việt Nam có ngày tôn vinh áo dài?

Cùng hòa nhịp “con tim” của các nhà thiết kế là hàng loạt chương trình, lễ hội áo dài hoành tráng diễn ra khắp mảnh đất chữ S tới quốc tế. Mới đây, tại Festival Huế 2016 diễn ra Lễ hội áo dài có chủ đề “Nơi huyền thoại bắt đầu” quy tụ nhiều thiết kế của các nhà thiết kế đại diện 3 miền Bắc - Trung - Nam, với sự góp mặt của nhiều hoa hậu, á hậu, người mẫu chuyên nghiệp và hơn 100 nữ sinh Huế. 

Trước đó, thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức Lễ hội áo dài năm 2016 vào tháng 3 với hành trình “Thành phố áo dài - Thành phố tôi yêu”, các sinh viên sẽ mặc áo dài, di chuyển bằng xe đạp từ Nhà Văn hóa sinh viên đến các di tích văn hóa, lịch sử. 

Cũng trong khuôn khổ lễ hội, rất nhiều hoạt động hưởng ứng khác cũng được tổ chức: Thi vẽ áo dài trên giấy dành cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, thi ảnh “Duyên dáng áo dài”, thi kết hoa trên áo dài và biểu diễn áo dài hoa cho các nhà tạo mẫu hoa Việt Nam và quốc tế… 

Cũng vào tháng 3 vừa qua, Lễ hội áo dài với chủ đề “Áo dài của chúng ta” đã diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) với sự tham gia 300 mẫu thiết kế của 18 nhà thiết kế. 

Chia sẻ về những điểm nhấn thú vị trong lễ hội áo dài này, nhà thiết kế Minh Hạnh cho biết: “Lần này, các nhà thiết kế chọn cho mình một loài hoa như sự tương kính dành cho phụ nữ. Không chỉ thế, áo dài lần này mở rộng hơn, có áo dài dành cho phụ nữ lớn tuổi, dành cho đàn ông lớn tuổi, dành cho thiếu nhi và đặc biệt có cả áo dài dành cho người khuyết tật”. 

Với hình ảnh những mẹ, những chị dắt tay em nhỏ, những người phụ nữ mang bầu hay những thiếu nữ tuổi trăng tròn và cả những chàng trai, cậu bé… sải những bước chân chậm rãi, người khuyết tật với xe lăn, tà áo dài bay bay giữa tiết trời trong veo, cuộc sống trở nên tươi đẹp, nên thơ hơn bao giờ hết. 

Áo dài đã tôn vẻ đẹp người mặc nó dù già hay trẻ, trai hay gái, giàu sang hay nghèo khó, siêu mẫu hay người tàn tật. Và dễ hiểu vì sao chiếc áo dài xứng đáng là quốc phục, được thế giới ngợi ca. 

Ngày 15/5 là “Ngày Áo dài” tại California (Mỹ), vậy bao giờ Việt Nam có “Ngày Áo dài”? Rất nhiều tín đồ áo dài và người dân Việt mong ngóng có một ngày đặc biệt Việt Nam tôn vinh áo dài. Ngày đó, những người phụ nữ Việt đều mặc chiếc áo dài thì tuyệt biết bao. Và biết đâu, chiếc áo dài - hồn cốt Việt sẽ sớm trở thành di sản văn hóa nhân loại?

Áo dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông. Áo dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường cong mềm mại của một người phụ nữ.

Thi sĩ Xuân Diệu từng xao xuyến: “Những tà áo lụa mong manh ấy/ Đã gói hồn tôi suốt trọn đời”. Chiếc áo dài Việt Nam độc đáo, có sức lôi cuốn kỳ lạ không thua bất kỳ bộ trang phục của các quốc gia nào khác trên thế giới. Áo dài Việt Nam là niềm kiêu hãnh của người Việt Nam. Trong mọi hoàn cảnh, người Việt luôn yêu quý tà áo Việt.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.