Hôm nay 1/3/2016: Bắt đầu điều chỉnh viện phí

Hầu hết người dân đều lo lắng với lần tăng viện phí này
Hầu hết người dân đều lo lắng với lần tăng viện phí này
(PLO) - Từ hôm nay (1/3), viện phí sẽ chính thức được điều chỉnh. Thông tin này khiến rất nhiều người dân lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên, theo đại diện bộ chủ quản, việc điều chỉnh giá viện phí là một chủ trương đúng đắn, và người được hưởng lợi về lâu dài chính là người dân.

Ngành Y tế khẳng định tăng giá viện phí không ảnh hưởng đến người bệnh…

Theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Liên Bộ Y tế - Tài chính, từ ngày 1/3/2016 mức giá thực hiện, gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù sẽ tăng bình quân khoảng 30% so với hiện nay. Từ ngày 1/7, khi tính tiền lương vào thì giá sẽ tăng khoảng 50% so với hiện nay.

Theo Bộ Y tế, việc Liên Bộ ban hành Thông tư quy định mức giá gồm chi phí trực tiếp và tiền lương là một đòi hỏi thực tế, khách quan, theo lộ trình từng bước tính đủ chi phí trong giá dịch vụ công theo đúng chủ trương của Đảng và nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

Đặc biệt, việc tăng giá này không phải là tăng chi phí để thực hiện các dịch vụ mà chuyển các khoản chi trước đây Nhà nước bao cấp trực tiếp cho các bệnh viện vào giá sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Bộ Y tế cũng cho hay, Thông tư này trước mắt chỉ áp dụng đối với thanh toán BHYT nên đối với người không có thẻ BHYT (khoảng 25% dân số) trước mắt áp dụng mức giá hiện nay đang thực hiện nên không bị ảnh hưởng. Khoảng 23,7 triệu người là người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội có thẻ BHYT cũng sẽ không bị ảnh hưởng khi viện phí tăng.

Mức độ ảnh hưởng đối với đối tượng người cận nghèo cũng không đáng kể, vì họ đã được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70% để tham gia BHYT. Khi đi khám, chữa bệnh, đối tượng này được BHYT thanh toán 95% chi phí, chỉ phải đồng chi trả 5% (trước đây chỉ được hưởng 80%, phải đồng chi trả 20%).

Đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh BHYT thì có bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không nhiều vì trước đây khi chưa tính đủ giá, người bệnh thường phải trả thêm, nay được tính đủ thì sẽ không phải trả thêm.

Đối với người dân chưa tham gia BHYT thì chi phí dịch vụ khám chữa bệnh sẽ thấp hơn so với người bệnh có thẻ BHYT, do họ vẫn được thanh toán theo mức giá cũ (chưa bao gồm chi phí tiền lương và phụ cấp).

Bộ Y tế cho rằng, nếu thực hiện tăng ngay phí khám chữa bệnh với người chưa có thẻ BHYT sẽ gây gánh nặng lớn cho họ khi ốm đau, đồng thời cũng dành thời gian để vận động họ mua thẻ BHYT – theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế. 

Nhưng người bệnh vẫn lo

Tinh thần, chủ trương là như vậy nhưng dạo quanh một lượt các bệnh viện, hầu hết người dân đều không tránh khỏi lo lắng khi biết đến chính sách này. Với khuôn mặt đầy căng thẳng, bà Nguyễn Thị Cải (62 tuổi, quê Lai Châu) buồn rầu chia sẻ, bà vừa bắt xe từ Lai Châu xuống Hà Nội khám bệnh, cả tiền khám, xét nghiệm lẫn tiền thuốc hết gần chục triệu đồng, bằng cả nương lúa của nhà nông. “Nay viện phí mà lại tăng lên nữa thì chúng tôi chỉ có nước bán nhà đi mà chữa bệnh…” – bà Cải thở than. 

Ngao ngán, lo âu là tâm lý chung của người bệnh và gia đình trước chủ trương tăng viện phí. Trái với tâm trạng của người bệnh, việc điều chỉnh giá viện phí khiến đại đa số nhân lực ngành Y khấp khởi mừng thầm.

Bởi theo phân tích của lãnh đạo Bộ Y tế, việc điều chỉnh giá viện phí sẽ dẫn tới chất lượng hoạt động khám chữa bệnh được nâng cao hơn do có thêm chi phí để tái đầu tư; bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị; đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên y tế để thu hút người khám chữa bệnh, đặc biệt là việc chi tiền lương cho đội ngũ này. 

Trên quan điểm vĩ mô, bác sỹ Nguyễn Văn Thành, Tổng công ty Đông Bắc cho rằng, việc xóa bỏ trợ cấp ngân sách sẽ giúp giảm gánh nặng ngân sách, khiến cho ngân sách hiệu quả hơn khi tập trung cho các lĩnh vực khác, đặc biệt là tăng hiệu quả chi ngân sách cho đầu tư phát triển. Việc mở cửa thị trường y tế cũng sẽ làm gia tăng nguồn lực cho thị trường này, kích thích các nguồn lực ngoài nhà nước tham gia thị trường y tế và chăm sóc sức khỏe.

“Chắc chắn rằng khi được tiếp nhận nhiều nguồn lực hơn thì nền y tế sẽ phát triển hơn và qua đó người dân có điều kiện được cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe. Còn đối với người nghèo, sự gia tăng giá dịch vụ y tế trước mắt có thể là gánh nặng, nhưng Nhà nước sẽ phải can thiệp thông qua chính sách BHYT, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực y tế… để tạo nên một hệ thống lưới an sinh xã hội…” – bác sỹ Thành khẳng định./.

Đọc thêm

Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long. (Ảnh: Tùng Đinh)
(PLVN) - Cục Thú y, Viện Thú y và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo "Từ nghiên cứu đến chính sách: Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam" trong 2 ngày 17 - 18/10/2024 tại Quảng Ninh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

Bệnh ho gà ở Hải Dương có xu hướng gia tăng

Cán bộ Trạm Y tế phường Hoàng Tân, TP Chí Linh tiêm vắc xin có chứa thành phần phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ (ảnh sở Y tế tỉnh Hải Dương)
(PLVN) - Theo thông tin từ sở Y tế tỉnh Hải Dương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3 trẻ mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hải Dương đã có 41 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào.

Giám sát nghiêm ngặt bếp ăn tập thể để bảo đảm an toàn thực phẩm

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. (Ảnh minh họa. Nguồn: VGP)
(PLVN) - Những vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra liên quan đến học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. Tình trạng này không chỉ đe dọa sức khỏe của học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Y tế số chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chuyển đổi số tạo sự thuận lợi cho người cao tuổi khi đến khám, chữa bệnh. (Hình minh họa - Nguồn: BHXH Việt Nam)
(PLVN) - Trong những năm qua, chuyển đổi số trở thành trọng tâm công tác của ngành Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Đặc biệt, với người cao tuổi, chuyển đổi số còn giúp ngành Y tế chủ động thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.