Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam hoạt động với tôn chỉ mục đích “Sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam”. Kể từ khi được công nhận (tháng 3/1967), Hội đã góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa - văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc.
Được sự quan tâm của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ, dự án “Công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam” đã được thực hiện.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. |
Hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian ngày càng phong phú. Tôn chỉ mục đích của Hội là “Sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam”. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã thực sự trở thành một trong những đội quân chủ lực góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa - văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc. Hiện nay, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam có trên 1.400 hội viên, số công trình do hội viên của Hội đã hoàn thành lên đến gần 4000 công trình.
Trước đó, ngày 16/12/2017, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao hai giải nhất của năm 2017 được trao cho công trình "Sử thi Đẻ đất- Đẻ nước- một cách tiếp cận" và "Nhạc lễ dân gian người Việt ở Nam bộ".
Năm 2017, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhận được 80 công trình đăng ký dự giải hợp quy. Trong đó, có 20 công trình thuộc lĩnh vực ngữ văn và lý luận về văn hoá dân gian; 44 công trình thuộc nhóm phong tục tập quán, nghi lễ hội hè; 10 công trình thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật tạo hình; 6 công trình thuộc mảng tri thức dân gian.
|
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: Sau quá trình chấm chọn, Ban Tổ chức quyết định trao 2 giải nhất, 16 giải nhì, 26 giải ba, 12 giải khuyến khích cùng 4 tặng phẩm cho các công trình, các tác phẩm văn nghệ dân gian có giá trị. Hai giải nhất của năm 2017 được trao cho công trình "Sử thi Đẻ đất - Đẻ nước - một cách tiếp cận" và "Nhạc lễ dân gian người Việt ở Nam bộ".
Trong đó, công trình "Sử thi Đẻ đất - Đẻ nước - một cách tiếp cận" của tác giả Cao Sơn Hải đã góp phần xác định những tiêu chí của sử thi Mường. Còn công trình "Nhạc lễ dân gian người Việt ở Nam bộ" của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Liêm đã có những áp dụng sáng tạo lý thuyết ngành Âm nhạc - Dân tộc học.
Cũng theo Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh, nội dung các công trình tham gia dự giải được dàn tương đối đều trên các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực lễ lạt, hội hè chiếm tỷ lệ cao. Năm nay, số lượng các công trình thuộc lĩnh vực lý luận, lý thuyết tăng hơn so với những năm trước. Đáng chú ý, phần lớn tác giả có công trình đạt giải năm nay có tuổi đời trẻ hơn những năm trước (từ 30-50 tuổi). Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cũng tổ chức mừng thọ 11 hội viên cao tuổi từ 70-90 tuổi, trong đó người cao tuổi nhât là cụ Nguyễn Huy Hồng 90 tuổi.