Hồi ức nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe: Đạo lý và pháp lý trong tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh

(PLVN) - Điều khác biệt căn bản của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là Nhân, là tình người, “thương người như thể thương thân”. Người đây là dân, trước hết là dân nghèo, lam lũ chạy ăn từng bữa, nên có thể còn ít học, còn lạc hậu, nên dân chưa hiểu ra cái mới, cái đúng thì “phải biết kiên nhẫn chờ đợi và càng kiên trì giải thích, thuyết phục”, chứ không thể bức bách, dùng vũ lực đàn áp.

1. Xuân Mậu Tý 1948, quân dân chiến khu Việt Bắc ăn mừng chiến thắng sông Lô nhấn chìm hạm tàu địch hùng hổ ngược dòng kéo lên. Chính trong không khí mùa Xuân chiến thắng này, đã xảy ra câu chuyện liên quan đạo lý và pháp lý do nguyên Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hòe kể lại trong hồi ký của mình.

Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe, điều khác biệt căn bản của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là Nhân, là tình người, “thương người như thể thương thân”.

Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe, điều khác biệt căn bản của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là Nhân, là tình người, “thương người như thể thương thân”.

Trong khi các thành viên Chính phủ kháng chiến và Thường trực Quốc hội họp Hội đồng nghe Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp báo cáo về chiến quả Thu Đông 47, liên hoan đạm bạc bằng cam Bố Hạ mà “Đặc ủy đoàn chú Hòe đi kinh lý Việt Bắc trở về, qua chợ Yên Thế, mua thết đãi chúng ta” (lời Hồ Chủ tịch), thì ở sân đình bản Pò Háng bên con đường số 4 huyết mạch chạy dọc biên giới Việt - Trung, quân dân căn cứ Nà Thuộc (Lạng Sơn) ngả trâu mở đại tiệc đón mừng Sắc phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Thành hoàng làng và Huân chương Chiến công hạng Ba vì đã đồng tâm hiệp lực đánh lui 15 cuộc càn quét của hàng ngàn quân địch, bảo vệ vững chắc khu căn cứ kháng chiến Nà Thuộc.

Câu chuyện này tạp chí Xưa & Nay, số tháng 3/1999, đã viết. Tuy nhiên, khía cạnh lý thú về mối tương quan đạo lý và pháp lý của sự kiện tưởng như cục bộ nhỏ bé này, mới chỉ thấy vị Bộ trưởng Tư pháp của Cụ Hồ phân tích. Ông viết trong công trình hơn nghìn trang “Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh”, nguyên văn như sau:

“Về sinh hoạt hàng ngày, chuyện lặt vặt thôi, nhưng đụng đến tập quán của dân thì cũng phải có ý tứ. Có mấy vị cán bộ kháng chiến vào hàng bên đường ăn cơm, đòi bà hàng – một đồng bào Thổ, Mán gì đó – lấy cho một bát to nước sôi… để các ông khách tráng bát đũa, rồi mới cho xới cơm, múc canh. Đến tai ông Cụ. Mấy vị được mời đến. Cụ mới “sạc” cho nên thân: “Sao các chú rởm đời thế! Dân đây có ai làm thế bao giờ? Lại còn thiếu văn hóa nữa… đối với đồng bào. Chê người ta “bẩn thỉu” à?””.

“Đến những chuyện cao xa hơn. Dính đến “chủ thuyết” hữu thần, vô thần, duy tâm, duy vật! Trong một phiên họp Chính phủ ở giữa rừng sâu Tân Trào, Bác báo cáo với Hội đồng, có mặt hai vị Trưởng, Phó Ban Thường trực Quốc hội, rằng vừa nhận được thư của các vị bô lão một xã xin với cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh ban Sắc lệnh phong thần “đặc cách thượng đẳng thần” cho đức thành hoàng xã mình đã có công lao lớn, “phò Quốc, hộ Dân, phá trận càn ác liệt của giặc”… Bác chưa đọc hết lá thư thì một vị Bộ trưởng (cỡ Phó Thủ tướng) đã vội đứng lên phản đối: “Chính phủ Cách mạng mà lại đi phong thần. Kỳ cục!”. Bác chỉ cười…”.

“Tôi (Vũ Đình Hòe) nghĩ, Hồ Chủ tịch làm việc này không phải chỉ vì có lợi cho kháng chiến mà chính là vì tôn trọng ý nguyện của dân”.

Nếu suy ngẫm cho chín thì hai chi tiết nhỏ cùng liên quan lĩnh vực sâu rộng là văn hóa; văn hóa ứng xử với dân, với tập tục và tâm linh của dân.

Bức sắc phong độc đáo của Hồ Chủ tịch.

Bức sắc phong độc đáo của Hồ Chủ tịch.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời sau phiên họp chính phủ đầu tiên 3/9/1945 (ông Vũ Đình Hòe đứng cạnh Bác Hồ bên trái) – Ảnh tư liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời sau phiên họp chính phủ đầu tiên 3/9/1945 (ông Vũ Đình Hòe đứng cạnh Bác Hồ bên trái) – Ảnh tư liệu

2. Không ngẫu nhiên mà tác giả Vũ Đình Hòe 15 năm được đứng đầu ngành Tư pháp dưới sự chỉ bảo trực tiếp của Hồ Chủ tịch, đặt hai chi tiết trên đây trong chương luận về “Nhân nghĩa Hồ Chí Minh” trước chương bàn về “Pháp quyền: Cốt lõi và diện mạo của nhân nghĩa Hồ Chí Minh”. Theo tác giả, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, pháp quyền không phải là cỗ máy luật pháp vô hồn, đặt ra “pháp luật độc tôn”, “để giúp kẻ trị vì đàn áp dân chúng”.

Điều khác biệt căn bản của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là Nhân, là tình người, “thương người như thể thương thân”. Người đây là dân, trước hết là dân nghèo, lam lũ chạy ăn từng bữa, nên có thể còn ít học, còn lạc hậu, nên dân chưa hiểu ra cái mới, cái đúng thì “phải biết kiên nhẫn chờ đợi và càng kiên trì giải thích, thuyết phục”, chứ không thể bức bách, dùng vũ lực đàn áp.

Chẳng hạn, để nhanh chóng thực hiện triệt để sơ tán phòng không, Ủy ban hành chính một thị xã nọ lệnh cho công an và dân quân chia nhau xông vào các nhà bức bách dân bỏ nhà, bỏ cửa đấy mà đi. Việc đến tai, Hồ Chủ tịch gọi lãnh đạo đến nghiêm khắc phê bình, bắt họp dân xin lỗi. Người nói: “Các chú làm gì mà như bọn Tây đoan ngày xưa ấy! Sục vào nhà người ta thét lác, vứt đồ đạc của người ta ra đường! Được rồi, nếu các chú muốn giữ sĩ diện thì Bác đi lên ngay đó bây giờ đây, sẽ họp đồng bào, xin lỗi thay cho các chú. Đồng ý không?”.

Tập tục và ý nguyện của dân tích tụ và chắt lọc tinh hoa ngàn đời thành Lệ. ““Lệ làng” hình thành từ đức Thiện bẩm sinh”. Đâu phải tự nhiên mà ở lớp chỉnh huấn cho cán bộ Trung ương giữa rừng sâu chiến khu Việt Bắc, bài khai giảng của lãnh tụ Hồ Chí Minh lại mang chủ đề “Thiện Ác giao tranh” trên toàn thế giới, trong từng nước và trong mỗi con người. Tinh hoa lệ làng đúc kết thế hệ nối thế hệ thành đạo lý nhân bản, đạo làm người – cái cốt lõi của văn hóa truyền thống, điều chỉnh hành vi mọi người trong nhà, ngoài chợ, trong làng, ngoài nước.

Đến khi có nhà nước thì có Luật. “Luật ấy tất nhiên xung đột với Lệ. Nhưng không thể hoàn toàn phủ định Lệ của dân chúng số nhiều. Vì lẽ đơn giản tập đoàn thống trị nào thì cũng phải dựa vào dân chúng mới sống được”. Cho nên, “phép nước - lệ làng theo xu hướng tự nhiên nhất thể hóa, nhưng nếu mâu thuẫn thì “phép Vua phải thua Lệ làng”, vì Lệ làng là của dân, do dân và vì dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan niệm “lấy dân làm gốc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan niệm “lấy dân làm gốc”.

Quan điểm của Bác là dân chưa hiểu ra cái mới, cái đúng thì “phải biết kiên nhẫn chờ đợi và càng kiên trì giải thích, thuyết phục”.

Quan điểm của Bác là dân chưa hiểu ra cái mới, cái đúng thì “phải biết kiên nhẫn chờ đợi và càng kiên trì giải thích, thuyết phục”.

3. Vấn đề “nhân” và “lễ”, về “đạo lý” và “pháp lý”, về “đức trị” và “pháp trị” đã được khơi lại ở ngay Việt Nam ta vào đầu những năm 1990, nhân việc Bộ Tư pháp mới được lập lại, đứng ra tổ chức hội thảo về tư tưởng pháp lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả công trình “Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh” tóm tắt vấn đề đó như sau: “Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương pháp trị, hay Người chủ trương đức trị? Vấn đề này gần đây được nêu ra ở nhiều cuộc hội thảo. Ở đâu, tranh luận cũng sôi nổi. Nhưng ở đâu, hai phe vẫn “bất phân thắng phụ”. Vì cả hai phe đều nói có đủ sách, đủ chứng. Lại có phe thứ ba chiết trung, dung hòa hai phe mà nói rằng phương thức trị quốc an dân của lãnh tụ kết hợp hài hòa đức trị và pháp trị. Đức trị của văn hiến Á Đông, pháp trị của khoa học quản lý Âu Mỹ. Riêng tôi nghĩ cả ba ý kiến đều có tính chất cực đoan tuy mức độ có khác nhau...”.

Quan điểm của Luật gia Vũ Đình Hòe về tư tưởng pháp lý Hồ Chí Minh là: “Ở Hồ Chí Minh: Đạo đức là gốc, Pháp luật là chuẩn. Trong cái nhất thể “Đạo đức – Pháp luật”, xét về cội nguồn thì Thiện, Đức có trước và là gốc của Lệ, Luật. Mà xét về công dụng đối với đời sống xã hội thì Đạo đức gây men sống, còn Pháp luật là chuẩn, xác định mức độ, phạm vi, phương pháp tác động của men sống ấy chỉ đạo hành động con người và bảo đảm cho hành động ấy có hiệu quả đối với xã hội”.

Chuẩn tất yếu thay đổi theo chế độ xã hội, còn gốc là bất biến, bởi thế “có luật rồi đấy, nhưng không có lương tâm thì sẽ bất chấp luật, sẽ xuyên tạc luật, bẻ queo luật như chơi!… Kém đạo đức, vô giáo dục thì quả là “vô pháp, vô thiên. Dột nát cả mái thì luật đứng vào đâu được!”.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Đọc thêm

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).