Hối thúc Trung Quốc chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton ngày 12/7 thúc giục Bắc Kinh chấp nhận bộ quy tắc ứng xử được thiết lập để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton ngày 12/7 thúc giục Bắc Kinh chấp nhận bộ quy tắc ứng xử được thiết lập để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: AP
Ngoại trưởng Mỹ Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: AP

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton ngày 12/7 có cuộc gặp song phương với người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì bên lề Hội nghị của các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Trước các phóng viên, cả bà Clinton và ông Dương đều không nhắc đến vấn đề biển Đông mà chỉ bàn về vấn đề hợp tác Mỹ - Trung.

Tuy nhiên, trước cuộc họp bà Clinton đã thúc giục các nước ASEAN tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để tìm ra cách thức giải quyết tranh chấp. Theo giới phân tích, tuyên bố này có thể làm “phật lòng” Trung Quốc bởi nước này vẫn muốn tiếp cận song phương để giải quyết với riêng từng quốc gia tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.

Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 2, bà Clinton đã kêu gọi các quốc gia trong khu vực “nên làm việc một cách hợp tác và ngoại giao để giải quyết tranh chấp mà không có sự áp đặt, dọa dẫm, đe dọa và không sử dụng vũ lực”.

Theo bà Clinton, các vấn đề như tự do hàng hải và khai thác hợp pháp các nguồn tài nguyên biển thường liên quan đến một khu vực rộng lớn hơn và việc giải quyết các tranh chấp này bằng đàm phán song phương có thể mang lại “hỗn loạn và thậm chí cả đối đầu”.

Ngoại trưởng Mỹ cũng cảnh báo rằng, việc thiếu giải pháp cho tranh chấp tại biển Đông có thể dẫn đến đối đầu và các quốc gia thành viên ASEAN phải vạch rõ lập trường trong vấn đề biển Đông trước khi nó tác động đến tất cả mọi bên, không chỉ những nước đang có tranh chấp.

“Thách thức hiện nay với một số thành viên ASEAN có nguy cơ dẫn đến những vấn đề có thể trở thành rắc rối cho các thành viên ASEAN khác nếu không được toàn thể ASEAN quan tâm” – bà Clinton cảnh báo.

Bà Clinton nói rằng, Mỹ sẽ không đứng về phía nào trong tranh chấp biển Đông nhưng Washington muốn đảm bảo tự do hàng hải và hòa bình trong khu vực. “Mỹ không có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển này và chúng tôi không đứng về bên nào trong các tranh chấp về ranh giới trên biển".

“Tuy nhiên chúng tôi thật sự có lợi ích đối với tự do hàng hải, đối với việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế và dòng chảy thương mại hợp pháp được thông suốt trên biển Đông” – bà Clinton khẳng định.

Chính quyền của Tổng thống Obama đang hy vọng Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử (COC) mang tính ràng buộc để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển giàu tài nguyên này.

Sau cuộc họp giữa 2 người đứng đầu ngành ngoại giao của 2 nước, một quan chức Mỹ cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã “ra dấu một cách thận trọng” với Ngoại trưởng Clinton rằng Trung Quốc có thể sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán với các nước Đông Nam Á về một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông. Nhà ngoại giao giấu tên cũng nói thêm rằng Trung Quốc tỏ ý sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán vào tháng 9 tới.

Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba ngày 12/7 cũng đã thúc giục Trung Quốc và các nước ASEAN giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông một các hòa bình và hợp pháp thông qua đối thoại. “Về các vấn đề trên biển, tất cả các bên liên quan cần giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại, tuân thủ các điều luật quốc tế có liên quan trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển UNCLOS” – ngoại trưởng Gimba nói.

Hãng tin Kyodo news dẫn nguồn tin từ một nhà ngoại giao Nhật Bản cho biết, một nửa các đại diện tham gia diễn đàn đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải tại hội nghị.

Ngoại trưởng ASEAN và các đối tác đối thoại ngày 12/7 đã cùng tham gia Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN lần thứ 19 (ARF 19), thảo luận về các mối quan tâm chung như tình hình tại Afghanistan, Myanmar và Syria, đặc biệt là những căng thẳng gần đây trên biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines, Việt Nam.

Minh Ngọc (theo AP, Kyodo)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.