Hội nghị Panglong thế kỉ XXI - Vì một Myanmar mới...

(PLO) - Nhằm chấm dứt các cuộc xung đột giữa quân đội quốc gia và các nhóm vũ trang sắc tộc suốt gần 7 thập kỷ qua, Hội nghị Hòa bình liên bang của Myanmar (còn gọi là Hội nghị Panglong thế kỉ XXI) đã diễn ra tại thủ đô Nay Pyi Taw từ ngày 31/8 đến 3/9/2016.

Theo Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử và đáng trân trọng, đồng thời là bước đầu tiên trên con đường đi tới hòa bình ở Myanmar.

Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi khẳng định sự tham gia của người dân là yếu tố then chốt cho việc theo đuổi hòa bình
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi khẳng định sự tham gia của người dân là yếu tố then chốt cho việc theo đuổi hòa bình

Khởi động đối thoại chính trị

Hội nghị Panglong thế kỉ XXI có sự tham gia của 1.800 đại biểu đại diện cho Chính phủ, Quốc hội, Quân đội, các đảng phái chính trị, các tổ chức sắc tộc vũ trang và không vũ trang và các tổ chức xã hội dân sự của Myanmar. Thành phần tham dự hội nghị lần này đã lập một kỷ lục về sự đa dạng kể từ năm 1947 đến nay, khác hẳn với những thỏa thuận ngừng bắn hay hội nghị hòa bình trước đây vốn chỉ gói gọn với một số cộng đồng sắc tộc và tôn giáo thiểu số nhất định.

Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ Myanmar đã mời tất cả các nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số, tức là tất cả những lực lượng đối nghịch với chính phủ, tham gia hòa đàm. Thậm chí, các thủ lĩnh của lực lượng Quân đội nhà nước  thống nhất và Quân đội liên minh dân chủ quốc gia, hai nhóm vũ trang chủ chốt không tham gia Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc (NCA) dưới thời chính quyền Tổng thống Thein Sein và hiện kiểm soát các khu vực rộng lớn ở bang San, đã tham dự hội nghị. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, hầu như tất cả các nhóm vũ trang sắc tộc đã có cơ hội trình bày và lắng nghe các quan điểm về tương lai của đất nước.

Với mục tiêu đoàn kết tất cả các nhóm sắc tộc và xây dựng một liên bang dân chủ thông qua đối thoại tại Myanmar, trong bốn ngày hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận khuôn khổ đối thoại chính trị quốc gia nhằm chấm dứt các cuộc xung đột giữa quân đội quốc gia và các nhóm vũ trang sắc tộc suốt gần 70 năm qua. Đó là tập trung vào những thành tựu trong việc giảm căng thẳng giữa các nhóm vũ trang đã ký NCA. 

Bên cạnh đó, hội nghị cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì các biện pháp nhằm tăng cường ổn định, giảm bạo lực và xây dựng lòng tin giữa các nhóm vũ trang, tạo điều kiện cho đối thoại chính trị, mở đường cho chế độ liên bang. Hội nghị cũng đã thảo luận các vấn đề gai góc, từng là tác nhân gây trở ngại cho hòa đàm giữa Chính phủ và các sắc tộc, đó là vấn đề trao thêm quyền tự quyết cho người dân và các dân tộc sống tại các bang Chin, Kachin và San. 

Tại hội nghị, mặc dù các nhóm vũ tranh sắc tộc đã có những tranh cãi gay gắt về lập trường và quan điểm. Thế nhưng, không một tổ chức vũ trang sắc tộc lớn nào ở Myanmar có ý định ly khai và ý tưởng về một hệ thống liên bang đã được gần như toàn bộ các nhà lãnh đạo sắc tộc thiểu số ủng hộ.

Đây được coi là cơ sở vững chắc để khởi đầu cho một tiến trình đối thoại toàn quốc về xây dựng một nước Myanmar mới - một nhà nước liên bang với sự chung sống bình đẳng và hòa hợp lợi ích giữa các dân tộc. Và đây là cơ hội mà các nhà lãnh đạo ở Myanmar hay các cộng đồng sắc tộc ở những vùng biên giới hẻo lánh đều không muốn bỏ lỡ. 

Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã nhất trí tiếp tục xem xét khuôn khổ đối thoại chính trị và bắt đầu đối thoại cấp quốc gia ngay sau hội nghị này. Đối thoại chính trị cấp quốc gia sẽ được tiến hành với sự tham gia của các đại diện từ Chính phủ, Quốc hội, Quân đội, các tổ chức vũ trang sắc tộc, các đảng phái chính trị và tổ chức xã hội dân sự của Myanmar. 

Phát biểu bế mạc hội nghị kéo dài 4 ngày, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi khẳng định sự tham gia của người dân là yếu tố then chốt cho việc theo đuổi hòa bình. Bà San Suu Kyi cũng hối thúc xây dựng năng lực để giải quyết những bất đồng và cộng tác với nhau trên tinh thần tôn trọng. Theo Cố vấn Nhà nước Myanmar, “để đạt được hòa bình rất khó khăn”, đồng thời nhấn mạnh đây là hội nghị đầu tiên và sau đây sẽ có thêm các hội nghị nữa cũng như có nhiều việc phải làm.

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon đã hoan nghênh bước tiến đáng ghi nhận của tiến trình hòa bình tại Myanmar cũng như nỗ lực của Chính phủ nước này trong việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột vũ trang đẫm máu kéo dài gần 70 năm. Ông Ban Ki-moon khẳng định Liên Hợp quốc sẽ tiếp tục ủng hộ tiến trình hòa bình ở Myanmar và kêu gọi các lực lượng chính trị, vũ trang sắc tộc ở quốc gia Đông Nam Á này thể hiện sự kiên nhẫn và quyết tâm xây đắp hòa bình trên tinh thần hòa hợp quốc gia. 

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon hoan nghênh bước tiến đáng ghi nhận của tiến trình hòa bình tại Myanmar
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon hoan nghênh bước tiến đáng ghi nhận của tiến trình hòa bình tại Myanmar

Còn nhiều khó khăn

Các nhà phân tích cho rằng, mặc dù hội nghị Panglong thế kỉ XXI lần này không thể đem đến một giải pháp triệt để ngay lập tức cho cuộc xung đột dai dẳng gần 70 năm qua ở Myanmar, song việc các bên quyết tâm tiến hành hội nghị cho thấy họ đã nhận thức rất rõ và có mong muốn thực sự về một giải pháp hòa bình. Có thể thấy, các cuộc đàm phán đã có sự khởi đầu thuận lợi, song con đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn phức tạp, đòi hỏi các bên phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Trước hết là nguy cơ tái bùng phát xung đột. Hiện mới chỉ có 5 nhóm vũ trang tham gia ký kết Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc (NCA) hồi tháng 10/2015, trong khi các nhóm chưa ký kết chiếm tới 4/5 số tay súng ở nước này. 

Thứ hai là hình thức chính trị của nhà nước Myanmar sau hội nghị lần này. Kể từ khi giành độc lập từ Anh năm 1948, một trong những thách thức chính của Myanmar là tìm được một hình thức chính phủ có thể chấp nhận được đối với các cộng đồng sắc tộc đa dạng. Vấn đề quyền tự chủ của các dân tộc thiểu số trong khuôn khổ của chế độ liên bang đã từng được nêu ra từ hội nghị Palong năm 1947, nhưng hiện thực trạng sắc tộc của Myanmar đã có nhiều thay đổi. Vì thế, một cách tiếp cận mới hiện đại hơn là cần thiết để theo kịp sự phát triển của tình hình thực tế. 

Thứ ba là sự can dự của bên ngoài, nhất là các nước có đường biên giới chung với Myanmar, tiếp giáp với các vùng sắc tộc thiểu số nổi loạn. Trước khi tiến hành hội nghị hòa bình, bà Suu Kyi đã có các chuyến thăm Thái Lan và Trung Quốc. Những cam kết chính trị mà bà có được trong các chuyến thăm có thể giúp hội nghị lần này thu được một số kết quả, nhưng không thể đảm bảo rằng sự can dự này sẽ hoàn toàn chấm dứt khi mà các nhóm vũ trang sắc tộc hoàn toàn có thể bị bị lợi dụng cho một số mục đích của bên ngoài. 

Có thể nói việc giải quyết cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ ở Myanmar không phải là chuyện “một sớm, một chiều”. Giới quan sát đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ Myanmar khi đẩy mạnh tiến trình hòa bình và xúc tiến tổ chức Hội nghị hòa bình liên bang. Hội nghị hòa bình lần này đã giúp định hình tương lai chính trị của Myanmar - một nhà nước liên bang với sự chung sống bình đẳng và hòa hợp lợi ích giữa các sắc tộc. 

Chính phủ mới của Myanmar đã tuyên bố rằng việc tìm kiếm một giải pháp cho cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ của nước này là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ. Hiện Chính phủ của Myanmar dưới sự lãnh đạo của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) cũng đang ở vị thế hết sức thuận lợi cả về tình hình trong nước lẫn quan hệ quốc tế để thay đổi triệt để trạng thái các mối quan hệ sắc tộc ở Myanmar. 

Phát biểu bế mạc hội nghị kéo dài 4 ngày, bà Suu Kyi khẳng định sự tham gia của người dân là yếu tố then chốt cho việc theo đuổi hòa bình. Bà cũng hối thúc xây dựng năng lực để giải quyết những bất đồng và cộng tác với nhau trên tinh thần tôn trọng. 

Bà Suu Kyi cho biết đã có những tranh cãi gay gắt giữa các đại biểu tham gia hội nghị khi họ trình bày các lập trường và quan điểm khác nhau. Bà nêu rõ “để đạt được hòa bình rất khó khăn”, đồng thời nhấn mạnh đây là hội nghị đầu tiên và sau đây sẽ có thêm các hội nghị nữa cũng như có nhiều việc phải làm.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.