Hội nghị Diên Hồng vang mãi hào khí non sông

Tranh vẽ cảnh các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng.
Tranh vẽ cảnh các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, người cao tuổi luôn gương mẫu đi đầu, tạo động lực quan trọng cho thế hệ trẻ noi theo. Khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai, Vua Trần Nhân Tông đã mở Hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến bô lão (người cao tuổi) cả nước về chủ trương “hòa hay chiến” vào tháng Chạp năm Giáp Thân (1284). Với quyết tâm giữ nước, các bô lão đã đồng thanh “nên đánh”, ý chí đó đã kết thành hào khí non sông giúp vua cầm quân thắng giặc, viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc.

Ngùn ngụt khí thế bảo vệ bờ cõi

Kể từ sau chiến tranh Đại Việt - Nguyên Mông lần thứ nhất (năm 1258), Đại Việt có hơn 20 năm để củng cố bộ máy cai trị và xây dựng đất nước. Đây là thời gian quý báu để nhà Trần củng cố lực lượng bảo vệ đất nước. Đế quốc Mông Cổ chưa nuốt nổi mối nhục thua trận và cũng chưa từ bỏ tham vọng xâm chiếm nước ta.

Năm 1279, quân Nguyên Mông đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc). Quân Tống thua trận, Tả thừa tướng nhà Tống là Lục Tú Phu cõng Vua Tống nhảy xuống biển chết; hậu cung cùng quan lại, binh lính chết theo rất nhiều, theo sử sách ghi có đến mấy vạn người. Nhà Tống bị diệt vong. Ngọn lửa chiến tranh đang cận kề biên giới Đại Việt.

Năm 1281, Vua Trần Nhân Tông từ chối lệnh vào chầu của Vua Nguyên, cử chú họ là Trần Di Ái và Lê Mục, Lê Tuân đi sứ nhà Nguyên. Nhà Nguyên lập Di Ái là lão hầu, Lê Mục là hàn lâm học sĩ, Lê Tuân là thượng thư; đồng thời sai Sài Xuân đem cả nghìn binh lính hộ tống nhóm này về Đại Việt. Động thái này của nhà Nguyên nhằm đe dọa Vua nhà Trần là nếu không nghe lời (đầu hàng) thì chúng sẽ lập vua và bộ máy cai trị Đại Việt mới.

Tháng 10/1282, nhà vua mở Hội nghị Bình Than nhằm họp tướng lĩnh, các nhà quý tộc, quan lại bàn kế giữ nước và phân công nhiệm vụ trấn giữ các khu vực trọng yếu. Trước đó, Vua phục chức Phó tướng cho Trần Khánh Dư, một tướng tài bị phạt đòn và giáng chức trước đó.

Tháng 7/1283, Thái tử Nguyên là A Đài và Bình chương A Lạp tập hợp 50 vạn quân ở xứ Hồ Quảng chuẩn bị chiến tranh xâm lược Đại Việt. Đến tháng 10, Vua Trần Nhân Tông phong cho Trần Quốc Tuấn là Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân; đồng thời cho tập trận với cả quân thủy lẫn quân bộ.

Tháng 8/1284, Trần Quốc Tuấn điều động các vương hầu để đại duyệt binh ở bến Bình Đông, phân công nắm giữ các vị trí trọng yếu. Trong thời gian này, vị tổng chỉ huy quân đội nhà Trần viết Hịch tướng sĩ (Dụ chư tỳ tướng hịch văn) nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của các tướng lĩnh, những nhân vật trọng yếu trong chiến tranh. Lời hịch mạnh mẽ có tính khơi gợi, thúc giục và tính cảnh báo, răn đe trước họa mất nước: “Nay ta bảo rõ các ngươi: Nên phải lo cái nguy để mồi lửa dưới củi; nên tự răn cái sợ do canh nóng thổi dưa; dạy rèn binh sĩ, chăm tập cung tên, khiến ai ai cũng là Bàng Mông, người người đều là Hậu Nghệ, bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, băm thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai…” (Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Văn học 2009, trang 334).

Đến tháng 12/1284, nhà Trần nắm được tin báo về từ nước Nguyên: Vua Nguyên sai Thái tử là Trấn Nam Vương Thoát Hoan, Bình chương là A Lạt và bọn A Lý, Hải Nha mang quân lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành để xâm lược nước ta.

Chỉ sau khi nhận tin giặc đã khởi động chiến tranh, Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở Hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong nước họp, hỏi kế sách giữ nước và cho ý kiến về chủ trương chiến đấu hay hàng giặc. Tại Hội nghị, Thượng hoàng đích thân ban yến tiệc cũng như hỏi ý kiến các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa.

Các vị bô lão tay lấm chân bùn, được triều đình mời vào hoàng cung để bàn quốc gia đại sự nên ai nấy đều phấn chấn tinh thần. Đại Việt Sử ký toàn thư chỉ nghi lại ngắn gọn: “Thượng hoàng cho gọi các bô lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, cho ăn và hỏi kế. Các bô lão đều nói là nên đánh, muôn người cùng lời như một”. Hội nghị gây được tiếng vang lớn các bô lão đã thay lời của nhân dân đồng lòng đứng lên chống trả ngoại xâm.

Tầm quan trọng của “lão quyền” và “dân quyền”

Trong cuộc chiến Đại Việt - Nguyên Mông lần thứ 2, trong Nguyên sử có ghi: Quân nhà Trần càng đánh càng đông. Đây là chi tiết chứng tỏ người dân nghe lời hiệu triệu của triều đình sẵn sàng tòng quân giết giặc. Bởi thế, trong ngày đầu kháng chiến ác liệt, Trần Nhân Tông mới có thơ tự hào và cũng là tự động viên mình, vùng động viên tướng sĩ: “Cối Kê cựu sự quân tu ký/Hoan Diễn do tồn thập vạn binh” (Cối Kê việc cũ người nên nhớ/Hoan Diễn hãy còn mười vạn quân).

Các bức vẽ ghi lại quang cảnh Hội nghị Diên Hồng.

Các bức vẽ ghi lại quang cảnh Hội nghị Diên Hồng.

Hội nghị Diên Hồng có tác dụng thăm dò cũng như xác định mức độ căm phẫn của nhân dân đối với kẻ thù. Từ đó có thể nhận ra được mức độ nhân dân ủng hộ chính quyền. Qua đó đo lường được nội lực, sức mạnh của quân và dân ta trước khi vạch ra chiến lược chiến tranh.

Bên cạnh đó, hội nghị còn thể hiện sự tôn trọng của triều đình đối với các bô lão qua động thái mời các trưởng lão đến tham dự yến hội. Điều này cũng khẳng định tầm quan trọng của “lão quyền” và “dân quyền” đối với Đại Việt cũng như xã hội Việt Nam sau này.

Không những thế, hội nghị Diên Hồng còn có tác dụng đoàn kết nhân dân cả nước. Củng cố và làm lớn mạnh mối quan hệ nhân dân – chính quyền. Cho thấy dù người dân có địa vị thấp nhưng tiếng nói và sức mạnh của họ vẫn được triều đình trọng dụng. Cũng như muốn bảo toàn được nước non bờ cõi nhà vua vẫn phải dựa vào sức dân của chính mình.

Hội nghị Diên Hồng cũng đảm bảo hoạt động chính quyền minh bạch sau này. Tạo niềm tin cũng như sự ủng hộ chính quyền cho người dân. Gây dựng sự chính danh cho chính quyền khi quyết định cuộc chiến.

Hội nghị tôn trọng bô lão, tầng lớp có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội thay thế chính quyền - làm người tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của bậc quân vương. Được các bô lão đả thông tư tưởng, quần chúng nhân dân tự nguyện cống hiến cho Nhà nước. Từ đây tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội. Vua nhà Trần khéo léo sử dụng sức mạnh của dân chủ và đoàn kết dân tộc từ thế kỷ 13.

Đây cũng là công cụ đắc lực trong việc nắm lòng dân, củng cố thêm sức mạnh cầm quyền của Vua nhà Trần. Hội nghị giống như hội nghị của nhân dân, nơi mà nhân dân được đóng góp ý kiến vào vận mệnh tương lai của mình. So với việc sống dưới chân thiên tử, tính mạng do vua quyết định thì để họ tự bảo vệ chính mình bằng con đường đứng lên kháng chiến sẽ khiến dân chúng phấn khởi hơn.

Thực tế, trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, thắng lợi vang dội của nhà Trần là thắng lợi của toàn quân, toàn dân. Đó là nhờ chính sách trọng dân, tinh thần dân chủ của nhà vua, của triều đình mà thể hiện đỉnh cao, rõ nhất là ở hội nghị Diên Hồng, nơi các bô lão nói riêng, người dân nói chung được bày tỏ ý kiến và thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của mình. Hội nghị giống như lời hiệu triệu của cả dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước và ý chí không khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào.

Lễ hội đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) năm nào cũng nườm nượp người, đặc biệt là trong đêm khai ấn. Lễ khai ấn vào đêm 14 tháng Giêng hàng năm. Khách thập phương về lễ hội để thắp hương tri ân những anh hùng dân tộc, mong muốn có được bản ấn mang về lấy may. Nhưng dường như nhiều người chưa để ý nhiều đến những bài học có ý nghĩa lịch sử rất giá trị thể hiện trên “vật báu” tại đền Trần.

“Vật báu” đó chính là những bộ cánh cửa rất đặc biệt tại đền Cố Trạch, một trong những di tích thuộc quần thể đền Trần. Những bộ cánh cửa này chạm khắc rất tỉ mỉ, sinh động. Khi tất cả các bộ cánh cửa khép lại, sẽ tạo thành một bức tranh lịch sử liên hoàn từ cảnh Vua Trần lên ngôi hoàng đế đến Hội nghị Diên Hồng với hình ảnh các cụ bô lão cùng giơ tay quyết đánh, binh sĩ khắc trên tay hai chữ “Sát Thát” thề không đội trời chung với giặc Nguyên Mông; cảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam khi ông còn nhỏ tuổi không được tham dự Hội nghị Bình Than trên bến dưới thuyền; cảnh vua quan nhà Trần rút lui chiến lược khỏi kinh thành. Hình ảnh một số tướng tài của vương triều Trần cũng được khắc họa rất sinh động, như: Trương Hán Siêu, Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng. Kết thúc bức tranh lịch sử liên hoàn là trận Bạch Đằng nổi tiếng lịch sử năm 1288.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.