Tất cả các trường ĐH đã công bố điểm thi tuyển sinh. Trong đó, phần lớn trường ĐH có mặt bằng điểm thi khá thấp. Nhiều trường, nhất là những trường ĐH vùng, địa phương, đang lo không tuyển được nếu điểm sàn giữ nguyên
Kết quả điểm thi Trường ĐH Tây nguyên vừa được công bố không quá bất ngờ nhưng lại khiến nhà trường băn khoăn. Ngoài khối B, với chủ lực là ngành bác sĩ đa khoa và điều dưỡng, các khối còn lại đều có điểm thi khá thấp. Nếu tính theo điểm sàn năm 2009, ngành bảo quản chế biến nông sản thực phẩm chỉ có sáu TS (TS), ngành chăn nuôi thú y ba TS, ngành thú y có một TS...
Sợ điểm sàn... không đổi
Theo điểm thi vừa được Trường ĐH Quy Nhơn công bố, khối A có 1.414 TS đạt điểm sàn năm 2009, khối C có 592 TS. Theo cán bộ tuyển sinh của trường, điểm thi năm nay thấp hơn năm 2009 trong khi năm trước khoảng 50% số ngành của trường có điểm chuẩn bằng sàn.
Kết quả điểm thi Trường ĐH Tây nguyên vừa được công bố không quá bất ngờ nhưng lại khiến nhà trường băn khoăn. Ngoài khối B, với chủ lực là ngành bác sĩ đa khoa và điều dưỡng, các khối còn lại đều có điểm thi khá thấp. Nếu tính theo điểm sàn năm 2009, ngành bảo quản chế biến nông sản thực phẩm chỉ có sáu TS (TS), ngành chăn nuôi thú y ba TS, ngành thú y có một TS...
Sợ điểm sàn... không đổi
Theo điểm thi vừa được Trường ĐH Quy Nhơn công bố, khối A có 1.414 TS đạt điểm sàn năm 2009, khối C có 592 TS. Theo cán bộ tuyển sinh của trường, điểm thi năm nay thấp hơn năm 2009 trong khi năm trước khoảng 50% số ngành của trường có điểm chuẩn bằng sàn.
Phụ huynh của thí sinh Võ Phạm Khánh Thân (Bình Định) xem điểm thi tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) sáng 31-7 - Ảnh: Như Hùng |
Tương tự, với Trường ĐH Đồng Tháp, năm nay dự báo sẽ là một kỳ tuyển sinh khó khăn đối với trường. Toàn trường có 7.988 TS. Nếu lấy điểm sàn như năm 2009, khối A chỉ có 251 TS đạt được, khối B có có 63 TS, khối C khá hơn với 301 TS và khối D1 chỉ có 80 TS, trong khi chỉ tiêu bậc ĐH của trường là 2.800. Bà Huỳnh Thị Hồng Vinh, trưởng phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng nhà trường, dự kiến hầu hết các ngành sẽ có điểm chuẩn bằng điểm sàn. Tuy nhiên nếu điểm sàn giữ mức như năm 2009, tỉ lệ TS trúng tuyển NV1 sẽ không bao nhiêu.
Ở Trường ĐH Trà Vinh, nếu tính từ 13 điểm trở lên chỉ có 162 TS đạt được. Thống kê chi tiết từng ngành cho thấy nhiều ngành chỉ có hai, ba TS đạt 12 điểm trở lên. Riêng các ngành công nghệ kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện tử, bác sĩ thú y, thủy sản, công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng chỉ có ba TS/ngành. Các trường ĐH như Quảng Nam, Phạm Văn Đồng, Phú Yên số lượng TS đạt mức điểm sàn năm 2009 chỉ khoảng 1/3 chỉ tiêu. Trường ĐH Nha Trang, An Giang, Đà Lạt... tuy điểm thi có khá hơn nhưng nếu lấy điểm sàn như năm 2009, số lượng TS đạt điểm sàn vẫn chưa đủ chỉ tiêu.
Tự hạ điểm sàn
Ngay cả những trường đóng tại các thành phố lớn tình hình cũng chẳng khả quan hơn. Trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2 chỉ có 874 TS đạt điểm sàn năm 2009. Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông năm nay có điểm thi rất thấp và số TS dự thi còn ít hơn cả chỉ tiêu nên việc tuyển đủ chỉ tiêu cũng không dễ dàng.
Thậm chí các trường ĐH lớn đã dự kiến điểm chuẩn nhiều ngành dưới mức sàn năm 2009. Điểm chuẩn dự kiến một số ngành của hai trường Bách khoa và Kinh tế thuộc ĐH Đà Nẵng giảm 0,5-2 điểm so với năm 2009. Đáng chú ý là có nhiều ngành điểm thi của TS khá thấp, thậm chí nếu xét đến điểm sàn của năm 2009 cũng chỉ có khoảng chục TS.
Năm nay rất nhiều ngành số TS dự thi còn ít hơn cả chỉ tiêu. Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, năm 2009 khoảng 2/3 số ngành điểm chuẩn cũng chỉ bằng sàn. Điểm thi năm nay của trường khá thấp và điểm chuẩn dự kiến nhiều ngành chỉ là 12,5!
Tương tự, ĐH Huế dự kiến điểm chuẩn một số ngành của các trường thành viên nằm dưới mức sàn năm 2009. Cụ thể khối A và D: 12,5 điểm, khối B và C: 13,5 điểm. Mặc dù điểm chuẩn như vậy nhưng nhiều trường ĐH trực thuộc ĐH Huế cũng sẽ không tuyển đủ chỉ tiêu. Cụ thể, ngành toán và các ngành khoa học cơ bản của Trường ĐH Khoa học, các ngành khối A của Trường ĐH Nông lâm có rất ít TS đạt so với điểm chuẩn dự kiến.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM mặt bằng điểm cũng thấp hơn năm 2009. Năm trước điểm chuẩn trường này ở mức trung bình cao nên có thể sẽ không quá ảnh hưởng tới việc tuyển đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên nếu xét theo từng ngành, khá nhiều ngành có số TS đạt điểm sàn năm 2009 chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trưởng phòng đào tạo một trường ĐH cho biết nếu điểm sàn như năm 2009, năm nay nhiều ngành khối A của trường chỉ tuyển được khoảng 40% chỉ tiêu bằng NV1, trong khi năm trước là 70%. Việc xét tuyển NV2, 3 là điều tất yếu nhưng cũng khó tuyển đủ chỉ tiêu. Mặt bằng điểm năm nay thấp, có thể nhiều trường sẽ có điểm chuẩn như điểm sàn năm 2009.
Như vậy nếu điểm sàn giữ như năm 2009 thì trường tốp dưới sẽ khó tuyển đủ chỉ tiêu do nguồn tuyển hạn chế. Hơn nữa không phải tất cả TS trên điểm sàn đều nộp đơn xét tuyển NV2 hoặc chỉ xét tuyển đối phó để năm sau thi lại vào trường mình thích.
Bảng điểm sàn các năm
Khối A |
Khối B |
Khối C |
Khối D |
|
2004 |
14 |
15 |
15 |
14 |
2005 |
15 |
15 |
14 |
14 |
2006 |
13 |
14 |
14 |
13 |
2007 |
15 |
15 |
14 |
13 |
2008 |
13 |
15 |
14 |
13 |
2009 a |
13 |
14 |
14 |
13 |
Điểm sàn không thể cao mãi
Hội đồng điểm sàn sẽ thông qua mức điểm sàn cho từng khối thi, dự kiến ngày 8-8. Điểm sàn phải được tính toán và cân nhắc trên cơ sở kết quả điểm thi. Nếu nhìn xa hơn, không nên quan niệm điểm sàn càng cao thì thí sinh càng có chất lượng, vì chất lượng của một kỹ sư, cử nhân khi tốt nghiệp còn phụ thuộc cả quá trình đào tạo nhiều năm ở trường ĐH-CĐ. Hơn nữa điểm sàn không thể cao mãi vì sẽ gây khó khăn cho các trường không tổ chức thi, nhất là các trường thuộc vùng, miền còn khó khăn cũng như các trường có những ngành khó tuyển. TS Nguyễn Đức Nghĩa (phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, thành viên Ban chỉ đạo thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2010)
|
Theo Minh Giảng
Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ