Học thuê, thuê học thành "nghề" nhờ ĐH tại chức, văn bằng 2?

Được xem là “niêu cơm Thạch Sanh”, hệ tại chức văn bằng 2 phình to ở các trường ĐH. Và câu chuyện học giả bằng thật đang trở nên công khai khi trên các trang mạng những lời rao “học thuê, thuê học” khá rầm rộ…

Được xem là “ niêu cơm Thạch Sanh”, hệ tại chức văn bằng 2 phình to ở các trường ĐH. Và câu chuyện học giả bằng thật đang trở nên công khai khi trên các trang mạng những lời rao “học thuê, thuê học” khá rầm rộ…

Hình minh họa
Hình minh họa
 “Để có bằng không khó”
Lang thang trên mạng, không khó để tìm những lời quảng cáo tràn lan về học thuê, học hộ. “Em là sinh viên năm thứ 4. Em cần tìm việc dạy kèm học sinh cấp 2,3 môn Hóa, môn Toán cấp 2. Hoặc công việc đi học thuê. Ai có nhu cầu thì liên hệ với em”. (Báo Mua và bán).
“Do xuất phát từ nhu cầu muốn được điểm danh mà không phải đến lớp của mọi người, tôi quyết định mở dịch vụ đi học hộ giá cả rất phải chăng 20.000 đồng/buổi học (1,5 - 2 tiếng). Ai có nhu cầu xin liên hệ trước buổi học 24 giờ để tiện sắp xếp thời gian cho hiệu quả! SĐT: 0988 923...”.  
Hoặc “20 tuổi, sinh viên trường ĐH Văn hóa, nhận đi học thuê trong khu vực nội thành Hà Nội. Giá cả phải chăng theo thỏa thuận. Đảm bảo về sự chăm chỉ, chuyên cần và chất lượng thì… khỏi phải bàn. Chi tiết xin liên hệ số điện thoại 0936706… hoặc qua email phamtrang126@...
Hay “nhóm em gồm 5 bạn cả nam lẫn nữ học cùng một lớp, là sinh viên năm thứ 2 đang tìm người cần học hộ với tất cả các hệ đào tạo, mọi thời gian trong ngày. Giá cả: học thường xuyên vào buổi tối và ban ngày 70.000 đồng/ca, học đột xuất 90.0000 đồng/ca. Đảm bảo điểm danh đầy đủ, ghi chép cẩn thận và khôn khéo đối phó với việc điểm danh (vì đã có kinh nghiệm)”.
Về phía “ việc tìm người” cũng khá thoải mái ở các trang rao vặt xuất hiện nhiều lời quảng cáo về việc thuê học như: “Cuối tháng mình sinh em bé nhưng lại đúng vào thời kỳ ôn tập chuẩn bị tháng sau thi. Bạn nào có thể đến lớp điểm danh và chép bài mang về giúp mình thì liên lạc với mình nhé. Do hội trường chật nên các bạn phải đảm bảo sự khéo léo để… không bị lộ. Phí cho mỗi buổi học trót lọt là 100.000 đồng”. Thậm chí, mới đây, có không ít bạn đang là sinh viên còn tìm người học hộ để có thời gian xem… EURO.
Hiện nay, tại Hà Nội, không chỉ có từng cá nhân đi học hộ mà đã hình thành nhiều nhóm quy tụ từ 15-20 thành viên với công việc chính là chuyên đi học hộ. Gia chủ có nhu cầu chỉ cần liên hệ với trưởng nhóm là lập tức sẽ có người thế chỗ đúng vào giờ đó, địa điểm đó. Do tính đặc thù của lớp học tại chức: Lớp đông, nhiều người với độ tuổi chênh lệch học vào buổi tối, giảng viên điểm danh chỉ cần có tiếng học viên “có”…
Mức giá phổ biến hiện nay cho một buổi học thuê là 25.000-30.000 đồng/buổi hoặc trọn gói 500.000-600.000/môn/học kỳ. Đi tỉnh học thì 40.000-50.000 đồng/buổi, chi phí đi lại bên A lo. Sinh viên thường là đối tượng được thuê học hộ nhiều nhất vì vừa cần tiền để trang trải cuộc sống vừa rảnh rỗi vào những buổi chiều tối.
Không chỉ quảng cáo trên các trang mạng, một số đối tượng còn dán tờ rơi quảng cáo thông tin ở các cổng trường hay bến xe buýt- nơi tập trung đông sinh viên. Nhận thấy đây là một dịch vụ hái ra tiền nên nhiều trung tâm giới thiệu việc làm cũng ra sức tìm kiếm liên hệ với đối tượng có nhu cầu để… tăng thu nhập, thậm chí có trung tâm còn tung ra khẩu hiệu: “Để có bằng không khó, chỉ sợ tiền không nhiều” và đưa ra bảng giá học thuê trọn gói 4 năm hệ tại chức với số tiền lên đến 150 triệu đồng. 
Học giả, bằng thật
Chuyện học giả lấy bằng thật đã lan truyền nhiều năm nay. Khi mà nhà, người người đều củng cố bằng cấp của mình, khi mà bằng cấp luôn đi cùng quyền lợi. Khi mà hệ đào tạo tại chức ( vừa làm, vừa học) nở rộ khắp  nơi, trở thành một nguồn thu chính trong thu nhập của mỗi trường. 
Bởi thế, càng những trường lâu năm, có thương hiệu, có truyền thống về ngành nghề thì hệ này càng “phình” to khắp các tỉnh thành trong cả nước. Theo một thống kê gần đây, cứ ba người học ĐH, CĐ thì có một người học hệ tại chức. Thậm chí ở một số trường ĐH, tỉ lệ này là 1/1. Đó là kết quả của sự bùng nổ quy mô đào tạo tại chức vài năm gần đây. Nhiều trường ĐH luôn ở tình trạng chưa đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên quá tải với hệ chính quy nhưng vẫn mở rộng hệ tại chức. Trường ĐH càng lớn, quy mô đào tạo chính quy càng đông lại càng tuyển nhiều sinh viên tại chức.
Không ít trường ĐH có chỉ tiêu tại chức lên tới 80% so với đào tạo chính quy như ĐH Thái Nguyên, các trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại, ĐH Quy Nhơn, Học viện Ngân hàng... Thậm chí nhiều trường tuyển hệ tại chức bằng hoặc cao hơn cả chỉ tiêu đào tạo hệ chính quy như ĐH Vinh, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Đồng Tháp...
Đáng ngạc nhiên hơn, có không ít trường ĐH mới thành lập, các trường ĐH ngoài công lập được xác định chỉ tiêu ĐH tại chức rất lớn. Hàng loạt trường ngoài công lập có chỉ tiêu tại chức năm 2010 lên tới vài ngàn, đạt 80% so với chỉ tiêu hệ chính quy như ĐH Bình Dương, ĐH Lạc Hồng, ĐH Hồng Bàng, ĐH dân lập Kỹ thuật công nghệ TP.HCM... trong đó có những trường tỉ lệ bình quân sinh viên/giảng viên ngấp nghé mức 40. 
Chính vì thế, để “ xiết” lại “ niêu cơm Thạch Sanh” của các trường, năm 2012 chỉ tiêu tuyển sinh không chính quy được xác định không quá 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của cơ sở đào tạo đã xác định, giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp trong các trường ĐH, CĐ.
Tuy nhiên, càng ngày, dịch vụ học thuê càng nở rộ hơn bao giờ hết, đặc biệt là các lớp học tại chức. Người có nhu cầu thuê học lẫn người nhận học hộ đều khá vô tư để lại nick và số điện thoại để “đối tác” dễ dàng tìm đến.
Lý do các khách hàng đưa ra thì vô vàn: Nghỉ học vì con nhỏ, nghỉ học vì cưới xin, nghỉ học vì bận đi làm, thậm chí nghỉ vì còn “chạy sô” trường khác, nghỉ học để đi chơi... mà không muốn bị thầy giáo điểm danh vắng mặt. Và tất cả với họ cũng là một câu chuyện quá đỗi bình thường bởi lên lớp hay không thì việc học của họ cũng không hiệu quả vì cả ngày đi làm đã tối tăm mặt mũi rồi gia đình, con cái- làm sao còn nạp thêm điều gì nữa.
Theo quy chế của Bộ GD&ĐT, học viên không được nghỉ quá 20% số tiết học, do đó để tìm người học dài hạn hay ngắn hạn đều đơn giản vô cùng.
Nhiều giảng viên “ trong cuộc” có thu nhập “ khủng” từ hệ đào tạo này cho rằng, tình trạng học thuê xảy ra nhiều ở những sinh viên cao học hoặc văn bằng 2 hay hệ tại chức.
Việc học hộ, học thuê là trái quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy vậy, số trường hợp bị xử lý rất ít. Nguyên nhân là do các lớp học hệ tại chức thường rất đông nên việc điểm danh không thường xuyên và chặt chẽ. Học viên đa số là các cán bộ đi làm nên khá bận rộn, không mặn mà với việc học. Hơn nữa, một số người lại theo học nhiều trường, nhiều hệ cùng lúc nên gặp khó khăn trong sắp xếp thời gian. Sinh viên trong các lớp cũng thường bao che cho nhau, các trường chưa có chế tài xử lý nghiêm khắc, hiệu quả. 
Và có một thực tế, các thầy đã quá mệt vì “ chạy sô” và tâm lý người đi học đều đã lớn tuổi, ai chú tâm học thì học, chẳng học thì cũng… “thông cảm” bởi đối tượng này đều là những người có địa vị hoặc có tiềm năng vô hình về bất động sản hoặc rất nhiều những “cơ hội” khác để thầy trò dễ dàng "xuê xoa"…
Và câu chuyện Đà Nẵng hay Nam Định thời gian qua nói "không" với tại chức và trường ngoài công lập là điều hoàn toàn có cơ sở, dù Bộ GD&ĐT luôn khẳng định hệ đào tạo và bằng cấp hoàn toàn không phân biệt nhưng ai cũng biết sự uể oải và mệt mỏi ở các lớp tại chức ra sao: thầy đọc trò chép một cách vô thức, hoặc thầy giảng cứ giảng, trò vô tư chat chit, buôn chuyện hoặc đơn giản là… ngủ. Ai cũng hiểu chỉ cần ghi tên đi học là có bằng, còn kiến thức lại là câu chuyện khác…

PGS – TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT:

Thạc sỹ, tiến sỹ cũng thuê – không thể hiểu nổi!

Ông nhìn nhận ra sao về tình trạng học thuê, thuê học hiện nay?

Điều quan trọng, chính các em phải ý thức được việc học cho mình chứ không phải các em vào đời bằng sự dối trá với xã hội. Bởi đã vào ĐH là ra 100%, suốt ngày đi chơi không học gì vẫn đỗ là điều không hiểu nổi.

Hiện tượng học thuê thực chất là vi phạm. Khi mà xã hội coi trọng bằng cấp, đi học vì chức nọ, quan kia vì bằng cấp là “ chết” xã hội. Do sự buông lỏng và kiểm tra không chặt chẽ dẫn tới tình trạng như vậy. Việc vi phạm đạo đức, pháp luật được rao công khai trên mạng thời gian qua là quá sai nhưng dường như đã trở nên bình thường, không cơ quan nào quản lý. Không chỉ tại chức, kể cả thạc sỹ, tiến sỹ cũng thuê.

Hiện, tại các cửa hàng pho to ngay sát các cổng trường ĐH cần luận văn, tiểu luận gì tất tật đều có. Ngay tới luận án tiến sỹ cũng mua về sửa qua quýt. Và trong các luận án bảo vệ  gần như chưa có lần nào không tốt?

Có một lần tôi được giao phản biện kín, tôi đã không đồng ý thông qua luận án quá sơ sài và cẩu thả đó. Mặc dù hội đồng và chính học viên tới năn nỉ nhưng cho tới trước khi bảo vệ chính thức tôi vẫn không đồng ý vì nếu chưa đạt thì có thể chậm lại một chút chứ không thể để như vậy. Tôi rút ra khỏi hội đồng và đương nhiên lần sau không thấy được mời nữa.

Có thể nói bệnh thành tích và sự nôn nóng đã thực sự ăn mòn vào nếp nghĩ của không chỉ ngành giáo dục mà xuất phát từ xã hội bằng cấp. Nếu như trước đây, để hướng dẫn, giúp đỡ một cách chăm chút thì mỗi GS chỉ có thể hướng dẫn cho 2 người là đã quá mệt rồi. Trong khi đó, hiện nay con số đó tăng vọt lên 6-7 luận án TS thì không hiểu một GS có thể xoay sở ra sao.

Phương Uyên

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.