Học thêm gây nhiều áp lực cho con trẻ

Có một thực tế đáng buồn là từ cấp tiểu học các em đã phải học nhồi nhét để chạy theo thành tích của trường, lớp cùng sự kỳ vọng quá nhiều của cha mẹ. Học nhiều môn, nhiều buổi, nhiều sách vở... nhưng không phải em nào cũng đủ sức để hấp thụ hết lượng kiến thức đó.

Ken dầy Lịch học

Phương Anh, cháu gái tôi, năm nay học lớp 5, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Lê Chân) cân nặng chỉ nhỉnh hơn 20 kg. Mỗi lần nhìn cháu gầy yếu khoác chiếc cặp sách nặng tới trường, tôi thật ái ngại. Nhưng chuyện đó chưa “nặng” bằng cái lịch học ken dầy cả tuần của cháu. Con bé hầu như không có thời gian để "nuốt trôi" các môn học, bởi phải chạy "sô" giữa các buổi học chính khóa, học thêm, rồi lại học phụ đạo tại gia.

Ngọc Mai, sinh viên năm thứ 2 khoa tiếng Anh, Trường Đại học Hải Phòng, gia sư của bé Phương Anh, phàn nàn lịch học của bé nhiều hơn của sinh viên. Cô bé nhiều hôm ngủ gật, mệt mỏi, nhưng mẹ cháu yêu cầu phải kèm tốt môn tiếng Anh, cô trò vẫn phải cố nhồi nhét một tuần 2 buổi học thêm.

Hiện có khá nhiều học sinh cấp tiểu học, THCS bị cha mẹ và nhà trường áp đặt chương trình giáo dục nặng nề, khiến các em không còn tìm thấy niềm vui, sự say mê của việc đi học. Nhiều phụ huynh chia sẻ, trước đây, học sinh cấp 1, 2 chỉ học một buổi / ngày, bây giờ phải học hai buổi, chương trình lại nặng hơn. Tâm lý phụ huynh sợ con mình không bằng bạn bè nên hầu như ai cũng cho con mình học thêm, dù biết là như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngày nào đi học về, các cháu cũng bò ra làm bài tập, hết sách nọ đến vở kia...rồi ngày hôm sau đi học, các cô giảng bài theo kiểu "các cháu đã biết rồi". Cuối cùng sức nặng về bài tập nhiều mà hiệu quả học tập của các cháu không cao.

Lịch học một ngày của Phương Anh: Sáng 6giờ dậy làm vệ sinh và ăn sáng, đến trường lúc 7 giờ. Cháu học cả ngày, sáng học chính, chiều học thêm. Chiều tan học lúc 17giờ, về nhà tắm rửa, ăn tối đến 19 giờ30 học bài để chuẩn bị cho ngày hôm sau, thông thường đến 22giờ30 mới đi ngủ. Một tuần cháu chỉ có 3 ngày như thế này, những ngày khác phải học thêm theo ca, 2 buổi gia sư tại nhà, 2 buổi ở nhà cô giáo ( từ 17giờ30 đến 19 giờ30). Cháu kể, hôm nào học ca, mẹ đón về cho ăn tạm bát cháo hoặc bánh mì sau lại học tiếp, nhiều lúc cháu thèm ngủ, nhưng không học sẽ bị điểm kém và mẹ đánh đòn. Chủ nhật cháu cũng phải đi học 2 ca, cháu thích đi vườn hoa nhưng chẳng còn thời gian.

Không nên chạy đua thành tích nhà trường!

Chuyện học ngày thường đã vậy, giáp kỳ thi, việc học tăng ca, tăng giờ là hiển nhiên. Các gia sư bị đốc thúc làm sao để học sinh có điểm số cao, thậm chí có phụ huynh còn đề nghị gia sư làm văn mẫu để con học thuộc trước khi đi thi. Việc cha mẹ ép con học quá nhiều để đạt thành tích cao sẽ rất nguy hiểm, phản tác dụng, bởi có khi trẻ ngồi ở bàn học nhưng chỉ buồn ngủ, đi học thêm để chống đối, học thụ động chỉ làm theo khuôn mẫu mà không có óc sáng tạo… Hậu quả, các bậc cha mẹ tốn nhiều tiền, trẻ tốn thời gian mà hiệu quả học tập lại không cao, thậm chí còn đẩy các em vào tình trạng trầm cảm, hoặc nhập viện vì không đủ sức khỏe.

Chị Minh Thu, mẹ cháu Phương Anh tâm sự, nhiều lúc nghĩ cũng thương con vất vả vì học nhiều quá, nhưng mình bận việc không thể kèm con thường xuyên được. Các cô giáo gợi ý cho phụ huynh “tự nguyện” cho con học thêm. Nếu cháu nào không học thêm thì không làm được bài ở các buổi chính khóa. Hơn nữa, học sinh bây giờ có quá nhiều sách. Chẳng hạn, môn toán, ngoài sách giáo khoa, còn có sách bài tập toán, sách trắc nghiệm toán, sách toán nâng cao... phụ huynh không biết đường nào mà lần.

Chị Thanh Ngọc, ở  số 17, đường Ngô Quyền ( quận Ngô Quyền) có con học lớp 2 Trường tiểu học Nguyễn Du (quận Ngô Quyền) than thở tiền học thêm của con mỗi tháng khoảng 700.000 đồng, ngốn hết gần 1/3 tháng lương của chị. Con học thêm buổi chiều chị phải đóng 2 mức phí (từ 13giờ30 đến 16giờ một mức, từ 16giờ- 17 giờ lại thêm một mức khác), vì bận việc đến 17 giờ chị mới đón con, nên phải đóng tiền thêm giờ cho cô giáo.

Giữ sự trong sáng, vui tươi trong mắt trẻ thơ

Có một thực tế đáng buồn là từ cấp tiểu học các em đã phải học nhồi nhét để chạy theo thành tích của trường, lớp cùng sự kỳ vọng quá nhiều của cha mẹ. Học nhiều môn, nhiều buổi, nhiều sách vở... nhưng không phải em nào cũng đủ sức để hấp thụ hết lượng kiến thức đó. Do chương trình học nặng, lại thêm tâm lý phụ huynh muốn con mình hơn con người khác nên vô tình tạo áp lực lên tâm hồn các cháu.

Mặc dù Bộ Giáo dục - Đào tạo năm nào cũng có chương trình giảm tải nhưng hiện trạng các em phải dành tất cả tuổi thơ của mình cho việc học ở trường, học thêm, học ở nhà....Nhiều người nhận xét rằng, trẻ con bây giờ học nhiều nhưng vô cảm và vẫn nhút nhát, thiếu tự tin và sự sáng tạo.

Theo Tiến sĩ Ngô Thanh Loan, chuyên gia tâm lý giáo dục, thuộc Trung tâm tư vấn tâm lý tổng đài 1088, cần có một sự cân bằng trong sinh hoạt mới có hiệu quả trong việc làm. Nếu cứ bắt các em vùi đầu triền miên trong những lịch học kín đặc sẽ dẫn đến bị stress mà không giải tỏa được.

Thiết nghĩ, các bậc phụ huynh không nên quá ép con phải đạt thành tích, danh hiệu trong học tập, đừng đặt gánh nặng học hành lên đôi vai non nớt của các em. Chúng ta chỉ nên hướng dẫn các em cách tư duy, khơi dậy tính sáng tạo và ý chí vươn lên trong học tập, để các em tự học, tự phấn đấu. Đồng thời, cần dành cho các em khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn, giải trí và rèn luyện sức khoẻ, nhằm mang lại cho thế hệ tương lai của chúng ta một tri thức đủ mạnh, một sức khỏe tốt và để về sau các em  còn có những ký ức đẹp đẽ về thời niên thiếu  đi học../.

                                                                Thanh Huyền 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.