Học tại chức: Dễ như… đi chơi

Bỏ ra thời gian học 4 năm, gần như tương đương với hệ học chính quy, nhưng hầu hết tấm bằng tại chức không được đánh giá cao. Việc giảng dạy và học tập tại hệ học này tồn tại nhiều bất cập.

Bỏ ra thời gian học 4 năm, gần như tương đương với hệ học chính quy, nhưng hầu hết tấm bằng tại chức không được đánh giá cao. Việc giảng dạy và học tập tại hệ học này tồn tại nhiều bất cập.

 

Đi học như đi chơi

 

Lớp học kế toán tại một trung tâm giáo dục thường xuyên đã vào học được gần 1 giờ vẫn lác đác có sinh viên đến học. Số sinh viên có mặt tại lớp học cũng chỉ được hai phần ba sĩ số. Những sinh viên đi học thì tụ thành từng nhóm chuyện trò, làm việc riêng, hoàn toàn không chú ý đến giảng viên đang giảng bài. Giảng viên chỉ chú mục vào bài giảng bằng giọng nói đều đều, không nhắc nhở ý thức của những sinh viên ngồi dưới. Bạn Lê Quốc Đạt, sinh viên năm thứ ba khoa CNTT hệ tại chức cho biết: “Không khí học tập tại lớp học rất uể oải, bản thân mình muốn tập trung học cũng khó. Sinh viên trò chuyện át cả tiếng của thầy. Phải ngồi bàn đầu may ra mới theo dõi được bài giảng”. Đây là tình trạng chung của nhiều lớp học tại chức. Giới sinh viên của hệ học này vẫn rỉ tai nhau những câu nói vui: “Dốt chuyên tu, ngu tại chức” hay “Học tại chỗ, đỗ tại thầy.”

 

Cảnh bình thường trong lớp tại chức
Cảnh bình thường trong lớp tại chức

Tại chức là hệ đào tạo dành cho những đối tượng vừa đi làm, vừa đi học hoặc những sinh viên không có điều kiện tham gia chương trình học chính quy. Nhiều người đi làm bận rộn, buổi tối không muốn đến lớp. Giống như hệ học chính quy, sinh viên tại chức nếu nghỉ quá số buổi quy định sẽ không được thi hết môn và phải học lại. Lợi dụng số lượng sinh viên đông, thầy không tỏ hết mặt trò, nhiều sinh viên nhờ điểm danh hộ, học hộ. “Học hộ” trở thành công việc làm thêm của nhiều sinh viên chính quy có thời gian rảnh và muốn tăng thu nhập. Đỗ Thu Trang, sinh viên năm thứ hai Đại học Dân lập Hải Phòng được một chị gần nhà “thuê” đi học trong một học kỳ. Công việc rất đơn giản, chỉ việc đến lớp điểm danh thay chị đầy đủ, ghi chép bài cẩn thận. Mỗi buổi học, chị trả Trang 50.000 đồng. Trang kể: “Mình có nhiều thời gian, việc đi học thay không hề vất vả, vừa có thêm kiến thức, vừa được tiền nên mình nhận luôn.”

 

Để hạn chế tình trạng học hộ, Trường đại học Hàng hải, dán ảnh sinh viên vào thẻ để giảng viên điểm danh đúng người. Biện pháp này khá hiệu quả, nhưng không phải trường nào cũng quan tâm áp dụng, đặc biệt là các lớp tại chức theo kiểu liên kết đào tạo đặt tại các trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện.

 

Thi bằng quỹ lớp

 

Học hành chểnh mảng, đến kỳ thi, các sinh viên lại hò nhau đóng quỹ lớp. Tiền quỹ của một lớp tại chức được chia làm nhiều loại: quỹ lớp, quỹ tổ và cả… quỹ bàn. Số lượng tiền quỹ trong một kỳ nhiều hay ít phụ thuộc vào số môn học trong kỳ đó. Tiền quỹ cũng có cách tính rạch ròi: quỹ lớp là 50.000 đồng/ môn, quỹ tổ 100.000 đồng/ môn. Quỹ bàn được hình thành khi các thành viên trong bàn thiếu tự tin để vượt qua kỳ thi. Số tiền do các sinh viên tự thỏa thuận. Theo “mức giá” này, tại nhiều lớp học tại chức, có kỳ học sinh phải đóng đến hơn 500.000 đồng tiền quỹ. So với số tiền khoảng 50.000 đến 100.000 đồng ở các lớp học chính quy, tiền quỹ như thế là quá cao. Đinh Thu Hà, khoa tiếng Anh hệ tại chức, cho biết: “Sinh viên tại chức hầu hết là những người đã đi làm, có thu nhập. Tiền quỹ cao nhưng thi bảo đảm qua, nên ai cũng đóng đầy đủ.”

 

Các trung tâm giáo dục thường xuyên đua nhau mở lớp đào tạo hệ tại chức
Các trung tâm giáo dục thường xuyên đua nhau mở lớp đào tạo hệ tại chức

Ngoài khoản quỹ lớp, những sinh viên “trót” nghỉ quá số tiết học quy định muốn thi đúng dịp và không phải học lại, mất thêm một khoảng tiền khác để “đi thầy”. Anh Trần Văn Sinh, khoa tiếng Anh hệ tại chức nghỉ học nhiều và không được thi hai môn. Anh liên hệ với lớp trưởng và được lớp trưởng “mách nước”, chịu tốn mỗi môn 200.000 đồng chắc chắn sẽ được thi.

 

Khó khăn trong quản lý

 

Nhu cầu học tại chức đang ngày càng cao vì ở hệ đào tạo này, người học được tạo điều kiện để vừa học, vừa làm. Thêm nữa, yêu cầu tuyển sinh của hệ tại chức dễ dàng hơn nhiều so với hệ học chính quy. Việc mở thêm ngành đào tạo tại chức ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng dễ dàng. Trong khi các trường đại học, muốn mở một ngành học mới, phải đăng ký nộp hồ sơ chờ xét duyệt, thì các trung tâm giáo dục thường xuyên muốn mở lớp tại chức chỉ việc liên kết với một trường đại học có ngành đào tạo tương tự. Nhu cầu cao, thủ tục dễ dàng, các trường đua nhau liên kết mở hệ đào tạo tại chức để chiêu sinh. Hệ đào tạo này cứ mọc tràn lan, việc quản lý chất lượng rất khó khăn.

 

Bên cạnh đó, bản thân đối tượng tham gia đào tạo tại chức cũng không có mục đích rõ ràng. Hầu hết học viên của một lớp học tại chức đều là những người đi làm, học tại chức nhằm hợp thức hóa chuẩn quy định, để được tăng bậc lương. Những người không qua được kỳ thi vào đại học chính quy cũng đăng ký học tại chức để có tấm bằng. Rất ít sinh viên quan tâm đến lượng kiến thức thực sự nhận được sau bốn năm “dùi mài kinh sử”.

 

Người học chểnh mảng, trường quản lý lỏng lẻo, tấm bằng tại chức đến nay vẫn thua xa bằng chính quy, dù thời gian và số tiền mà một sinh viên bỏ ra để sở hữu nó không ít, dù ngành giáo dục – đào tạo cũng biết rõ từ lâu thực trạng này và đã có nhiều nỗ lực để “lập lại trật tự”. Bởi xét cho cùng, hệ tại chức vẫn là loại hình đào tạo cần thiết – ngay cả ở các nước phát triển – để đào tạo và đào tạo lại người lao động theo kịp với yêu cầu xã hội. Vấn đề chỉ là cách tổ chức tốt hay không mà thôi.

 

Bài và ảnh Huyền Thanh

 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.