Học sinh quay lại trường học sau đợt dịch, phụ huynh vừa mừng, vừa lo

Học sinh Hà Nội trở lại trường học từ ngày 2/3. (Ảnh minh họa).
Học sinh Hà Nội trở lại trường học từ ngày 2/3. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Từ ngày 1/3, hầu hết học sinh mầm non, phổ thông trên cả nước sẽ quay trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện chỉ còn hai địa phương là Hải Dương, Hải Phòng chưa có thông báo chính thức về việc cho học sinh trở lại trường học.

Phụ huynh “thở phào”

Sau thời gian cho học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều địa phương trên cả nước đã có thông báo cho học sinh trở lại trường học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh, giáo viên đã được thực hiện triệt để. Những địa phương, cơ sở giáo dục chưa cho học sinh, sinh viên trở lại trường học cũng tiếp tục triển khai hình thức dạy học trực tuyến, dạy học từ xa phù hợp và hiệu quả.

Tại Hà Nội, học sinh sẽ đi học trở lại từ ngày mùng 2/3, tâm lý chung của các bậc phụ huynh, đặc biệt phụ huynh Tiểu học đều vui mừng, phấn khởi. Chỉ có một số ít phụ huynh còn băn khoăn khi dịch bệnh còn tiềm ẩn.

Tuy nhiên, phải dừng đến trường là việc cực chẳng đã, khiến nhiều cha mẹ khá chật vật và bị động trong việc quản lý con. Khi con ở nhà tránh dịch, người lớn vẫn phải đi làm, phụ huynh phân công nhau kèm cặp và phối hợp với thầy cô để con học online. 

Thực tế, sự kèm cặp của phụ huynh ở nhà không thể bằng thầy cô dạy con ở trường. Và học online 30 phút/1 tiết với học sinh cấp 1, nhiều em vào được phòng học thì cũng đã hết giờ, không thể đảm bảo hiệu quả như học ở trường là chia sẻ của nhiều phụ huynh. Chưa kể, nhiều nơi lịch học giữ nguyên cả ngày như khi đến trường, từ 7h30 sáng đến 16h30 chiều, là cực hình với không ít phụ huynh và học sinh.

Ngay khi có thông tin chính thức Hà Nội đón học sinh đến trường trở lại, chị Hà Linh, quận Hoàn Kiếm phấn khởi chia sẻ hài hước trên trang cá nhân: “Đi học là hạnh phúc. Ngày hội phụ huynh Thủ đô đưa trẻ đến trường. Anh ơi mùa xuân đến rồi đó. Chúng ở trường luôn đến chiều về”… 

Một số phụ huynh khác thì cho rằng, trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, phụ huynh nên chủ động “chung sống” với việc con học ở nhà, để dù có tình huống nào cũng không bị đảo lộn. Chị Ngọc Anh (Từ Liêm) bày tỏ sự lo ngại chưa sẵn sàng cho việc con đi học trở lại, bởi chị đã thu xếp được ổn thỏa giữa công việc và hỗ trợ con học ở nhà.

Theo chị, các con nhà chị (lớp 2 và lớp 6) học ở nhà, được chơi thoải mái hơn nên cũng khá vui vẻ, chưa muốn đến trường. Tuy nhiên, khi con đi học chị sẽ dặn con đảm bảo an toàn như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, không la cà. Phụ huynh và thầy cô có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phòng chống Covid 19. 

Sẵn sàng các kịch bản ứng phó Covid-19

Với tình hình đang trong tầm kiểm soát như hiện nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, kế hoạch thời gian năm học cơ bản chưa có sự thay đổi, tuy nhiên, cần chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản khác nhau tương ứng với từng tình huống có thể xảy ra để tránh bị động, lúng túng trong công tác chỉ đạo.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ GD-ĐT, sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, căn cứ tình hình dịch bệnh, hầu hết các tỉnh, thành phố đã có quyết định cho học sinh đi học trở lại từ 1/3.

Trước đó, 63/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tuyến, điều chỉnh kế hoạch dạy học và triển khai chương trình giáo dục kịp thời trong bối cảnh dịch bệnh.

Có 28 cơ sở đào tạo (không tính các trường thuộc khối an ninh quốc phòng) đã cho sinh viên học tập trung từ ngày 22/2/2021; 31 cơ sở dự kiến cho sinh viên học tập trung ngày 1/3/2021; 59 cơ sở báo cáo tùy vào tình hình diễn biến bệnh dịch tại địa phương sẽ tổ chức để sinh viên đi học tập trung sớm nhất có thể. 

Tại Hà Nội, các trường đã huy động giáo viên, nhân viên tổng vệ sinh trường lớp, khử khuẩn, lau tất cả thiết bị học tập để đón học sinh. Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục phối hợp cơ quan y tế địa phương và phụ huynh học sinh tổ chức vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đảm bảo đầy đủ như: hệ thống nước sạch, xà phòng, nước sát khuẩn tay, khẩu trang và nhiệt kế điện tử đo thân nhiệt giáo viên, học sinh khi trở lại trường học.

Cùng với đó, tất cả học sinh đang trong thời gian cách ly theo yêu cầu của cơ quan y tế không được đến trường. Nếu học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải nghỉ ở nhà, thông tin ngay cho nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.

Gia đình kiểm tra thân nhiệt cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trước khi các em đến trường. Riêng học viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường phải tự đo thân nhiệt. Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang từ nhà đến trường, từ trường về nhà và khi ở nơi công cộng. Hạn chế phụ huynh học sinh, người không có nhiệm vụ vào trong trường.

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, trước khi cho học sinh trở lại trường, các nhà trường phải thực hiện việc phun khử khuẩn trường học, sát khuẩn bàn ghế, dụng cụ dạy học, sát khuẩn ôtô đưa đón học sinh, bố trí chậu rửa, xà phòng, nước sát khuẩn.

Các trường phải phổ biến cho cha mẹ học sinh để hợp tác trong việc khai báo y tế, sàng lọc những trường hợp có liên quan tới vùng dịch hoặc người bị nhiễm bệnh, kiểm tra thân nhiệt cho học sinh trước khi đến trường, chuẩn bị bình uống nước cá nhân để học sinh không dùng chung. Khi tổ chức dạy học tại trường trở lại, các trường vẫn phải hạn chế tập trung đông người, tổ chức các hoạt động ngoài trời, khuyến cáo cán bộ, giáo viên, học sinh đeo khẩu trang khi đến trường.

Đối với hai nhiệm vụ quan trọng là thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, “từ khóa” là giữ ổn định và sẵn sàng các phương án tình huống khác nhau. Hiện nay, các đơn vị chuyên môn của Bộ đang khẩn trương chuẩn bị bộ đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT để dự kiến công bố trong tháng 3.

Bộ trưởng lưu ý, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn trong bối cảnh dịch Covid-19, vì vậy, vẫn phải tính toán điều chỉnh hệ thống câu hỏi, bài thi sao cho hợp lý.

Về triển khai dạy học trực tuyến, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tiếp tục nhấn mạnh tới các vấn đề cần tập trung thực hiện như: Hoàn thiện hành lang pháp lý; bổ sung các bài giảng có chất lượng, từng bước hoàn thiện kho học liệu số; ban hành cẩm nang hướng dẫn giáo viên các kỹ năng dạy học trực tuyến; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông kết nối với các nhà mạng, doanh nghiệp để hỗ trợ, định hướng về phần mềm, các điều kiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho dạy và học trực tuyến.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.