Hoạt động du lịch thế nào mới đảm bảo an toàn tại TP HCM?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP HCM mới ban hành Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch tại các địa bàn có mức độ an toàn cao.

Theo đó, cơ sở lưu trú du lịch hoạt động trở lại phải đáp ứng các tiêu chí: 100% nhân viên tại các bộ phận tiếp xúc khách lưu trú và người ngoài cơ sở đảm bảo tiêm đầy đủ các mũi tiêm ngừa COVID-19 với loại vắc xin đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng và đã qua 14 ngày tính từ mũi tiêm cuối hoặc đã hồi phục sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2 (có xác nhận của cơ sở y tế hoặc có xác nhận đủ kháng thể theo quy định trong trường hợp cá nhân tự điều trị tại nhà).

100% người lao động làm việc tại các bộ phận còn lại của cơ sở đã tiêm 1 mũi ngừa COVID-19 với loại vắc xin có yêu cầu 2 mũi đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng và đã qua 14 ngày, có kết quả xét nghiệm định kỳ âm tính (có xác nhận theo hướng dẫn của Sở Y tế và được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử để cấp và gia hạn thẻ).

Người lao động chưa được tiêm vắc - xin chỉ được làm việc trực tuyến. Người lao động trực tiếp phục vụ khách lưu trú (lễ tân, nhà hàng,...) phải được xét nghiệm nhanh định kỳ 3 ngày/lần.

Khách lưu trú từ 18 tuổi trở lên phải đảm bảo tiêm đầy đủ các mũi tiêm ngừa COVID-19 với loại vắc xin đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng và đã qua 14 ngày tính từ mũi tiêm cuối hoặc đã hồi phục sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2 (có xác nhận của cơ sở y tế hoặc có xác nhận đủ khảng thể theo quy định trong trường hợp cá nhân tự điều trị tại nhà).

Khách lưu trú dưới 18 tuổi cần có giấy chứng nhận xét nghiệm nhanh âm tính SARS- CoV-2 trong vòng 48 giờ trước khi tham gia chương trình du lịch.

Toàn bộ người lao động, khách đến liên hệ và khách lưu trú phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc, tiếp xúc. Tất cả người lao động, khách đến liên hệ, khách lưu trú cần được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào cơ sở lưu trú làm việc hoặc sử dụng dịch vụ, khuyến khích đo nhiệt độ hàng ngày đối với khách lưu trú.

Bố trí phòng lưu trú: Các cơ sở bố trí từ 2 người trở lên/phòng đối với khách là một gia đình hoặc có cùng yếu tố dịch tễ. Các khách đi riêng lẻ và không cùng yếu tố dịch tễ phải ở khác phòng.

Cơ sở lưu trú chỉ phục vụ ăn uống theo hình thức mang đi đối với khách không lưu trú, khách lưu trú chỉ phục vụ ăn uống tại phòng. Trường hợp tổ chức ăn uống tại khu vực nhà hàng cho khách lưu trú hoặc khách tham quan theo đoàn thể phải bố trí khu vực, vị trí ngồi riêng theo từng nhóm khách cùng yếu tố dịch tễ, khoảng cách ngồi giữa các nhóm khác yếu tố dịch tễ tối thiểu 2m, vị trí ngồi so le, không ngồi đối diện. Nhân viên phục vụ phải đeo khẩu trang và bao tay trong suốt quá trình thực hiện.

Cơ sở lưu trú cần bố trí ít nhất 1 phòng cách ly và 1 phòng chờ theo quy định của ngành y tế, có trang bị một số đồ bảo hộ cá nhân dự phòng (tối thiểu 3 bộ) cho nhân viên sử dụng khi cần.

Các điểm đến của doanh nghiệp lữ hành phải thuộc vùng xanh và đủ điều kiện hoạt động theo các tiêu chí an toàn chống dịch.

Số lượng khách trong mỗi chương trình phải đảm bảo theo đúng quy định của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP về số lượng người tập trung nơi công cộng. Toàn bộ khách du lịch, người lao động, khách đến liên hệ phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian du lịch, làm việc; đảm bảo khoảng cách 2m tại trụ sở, làm việc, giữa các nhóm khách không cùng yếu tố dịch tễ và được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào đơn vị hay tham gia chương trình du lịch.

Doanh nghiệp bố trí đường dây nóng, phân công nhân sự là đầu mối thông tin hỗ trợ khách, có danh sách, thông tin các đơn vị y tế gần nhất để hỗ trợ và xử lý các tình huống khi cần.

Số lượng khách tại điểm tham quan du lịch ngoài trời không quá 30% sức chứa. Trước khi vào đơn vị hay chương trình tham quan, toàn bộ người lao động, khách đến liên hệ, tham quan cần được kiểm tra nhiệt độ. Doanh nghiệp cần bố trí khu vực dự phòng làm điểm cách ly khách khi cần thiết, có trang bị một số đồ bảo hộ cá nhân dự phòng (tối thiểu 3 bộ) cho nhân viên sử dụng khi cần.

Đọc thêm

"Sàn giao dịch trâu bò" lớn nhất Tây Bắc

Chợ trâu Bắc Hà (Lào Cai) là một trong những chợ trâu lớn nhất Tây Bắc
(PLVN) - Chợ trâu Bắc Hà (Lào Cai) là một trong những chợ trâu lớn nhất Tây Bắc. Mỗi phiên chợ có đến gần trăm con trâu được mua bán. Từ những con trâu được làm giống, cày bừa, cho tới cả những con to lớn đến độ làm thịt.

Na Hang (Tuyên Quang) phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hồ thuỷ điện Na Hang nhìn từ trên cao (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương về du lịch, những năm qua, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã chủ động, tích cực triển khai nâng cấp hạ tầng du lịch, xây dựng các chương trình khai thác giá trị văn hóa và hoạt động kích cầu, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Đảo Cò Chi Lăng Nam, chốn bình yên để trở về…

Mỗi buổi chiều tà, giữa không gian thiên nhiên thanh bình, du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn những đàn cò trở về chốn bình yên.
(PLVN) -Đảo Cò Chi Lăng Nam là danh lam thắng cảnh được xếp hạng Di tích Quốc gia, ở xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đây được xem là thiên đường của hàng vạn cá thể cò, vạc, chim nước, trong đó nhiều loài quý hiếm, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Hội thảo: “An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”

Ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hoá phát biểu chào mừng Hội thảo
(PLVN) - Ngày 16/7, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn; Văn phòng Điều phối Vệ sinh An toàn thực phẩm Thanh Hóa tổ chức Hội thảo: “An ninh- An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”.

Phát triển du lịch từ những lễ hội

Lễ hội đang là một hướng phát triển du lịch bền vững của Việt Nam. (Ảnh: Khai mạc Lễ hội “Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024” - BBĐ)
(PLVN) - Việt Nam là một đất nước đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc với hàng ngàn lễ hội được tổ chức mỗi năm. Bên cạnh các lễ hội truyền thống tại nhiều địa phương, những lễ hội hiện đại cũng đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, đóng góp cho việc phát triển du lịch Việt Nam.

'Nghe' áo dài kể chuyện văn hóa Việt Nam

'Nghe' áo dài kể chuyện văn hóa Việt Nam
(PLVN) - Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 hướng tới mục tiêu phát triển và quảng bá du lịch Hà Nội gắn liền quảng bá du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, Lễ hội tôn vinh và bảo tồn nét đẹp văn hóa đặc sắc về tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Hẹn nhau ở 'thiên đường mây' Tà Xùa

Chinh phục đầu rùa khổng lồ tại Tà Xùa.
(PLVN) - Tháng 10 này, thêm một đỉnh núi sẽ được các nhà báo chinh phục khi tham gia mùa 2 “Bước chân trên mây” - giải leo núi do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức. “Thiên đường mây” Tà Xùa chờ đón bước chân của những nhà báo - những người yêu thích khám phá, thử thách bản thân và lan tỏa điều tốt đẹp tại những nơi mình đến.

Sức hút từ… ruộng bậc thang mùa đổ nước

Trên đỉnh đồi Móng Ngựa trứ danh du khách thong thả tạo dáng lưu giữ thanh xuân. (Ảnh trong bài: Nguyên Đức)
(PLVN) - Những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ tầng tầng, lớp lớp, uốn lượn, nhấp nhô như những con sóng, lấp lánh trong ánh nắng thu hút du khách tìm đến Mù Cang Chải (Yên Bái) khám phá. Du lịch đang góp phần cải thiện nguồn thu nhập cho người dân miền danh thắng.

Thác K50 - 'Trinh nguyên' giữa rừng già Kon Chư Răng

Thác K50 nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.
(PLVN) - K50 chắc hẳn là một cái tên thác mà bất cứ ai mê xê dịch cũng mong được một lần chiêm ngắm. Quả thực, đứng dưới dòng suối mát lạnh dưới chân “nàng” mà ngước nhìn, mà trầm trồ, sửng sốt với hai từ: Tuyệt đẹp.

Ga Đà Lạt được công nhận điểm du lịch

Ga Đà Lạt được công nhận điểm du lịch
(PLVN) - Ga Đà Lạt chính thức được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận điểm du lịch, định vị trên bản đồ du lịch quốc gia. Đây là cơ sở, động lực để ngành đường sắt khai thác lợi thế, phát huy tiềm năng nhằm chia sẻ, lan toả những giá trị văn hoá đến với cộng đồng.