Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Để phát huy vai trò của xã hội, Đại hội XIII của Đảng yêu cầu tiếp tục thể chế hóa cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. (Ảnh: TTXVN)
Để phát huy vai trò của xã hội, Đại hội XIII của Đảng yêu cầu tiếp tục thể chế hóa cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. (Ảnh: TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn.

Bài viết hướng đến phân tích làm rõ tính tất yếu phải hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay và làm rõ các nội dung hoàn thiện thể chế mối quan hệ này theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Tính tất yếu phải hoàn thiện

Thứ nhất, thể chế mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển và là nền tảng quan trọng của quản trị quốc gia. Xử lý đúng đắn, kịp thời mối quan hệ này nhằm “giải phóng các nguồn lực, tạo động lực phát triển, phát huy dân chủ và giữ vững định hướng phát triển”. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chủ động phối hợp với các chủ thể khác cùng Nhà nước hoạch định, thực thi chính sách công và cung ứng dịch vụ công.

Thứ hai, Nhà nước, thị trường và xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nhà nước trong mối quan hệ với thị trường và xã hội: Nhà nước là một thiết chế công quyền đặc biệt, với những công cụ và phương thức chuyên biệt, đủ khả năng để điều hành, dẫn dắt các chủ thể khác thực hiện theo ý chí của mình. Sự hiện diện của Nhà nước nhằm giải quyết hai vấn đề: thứ nhất, giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra mà không có một chủ thể nào khác có đủ khả năng thực hiện (thiết lập, duy trì trật tự chung cho toàn xã hội; giữ gìn an ninh, quốc phòng; thiết lập và duy trì quan hệ đối ngoại; thiết lập các nền tảng cho hoạt động kinh tế, xã hội; điều hoà lợi ích). Thứ hai, thực hiện một số hoạt động tạo lập giá trị công, như cung cấp dịch vụ công, tạo lập hạ tầng kinh tế - xã hội với phạm vi quốc gia, vùng, khu vực, điều mà các chủ thể khác không có đủ khả năng thực hiện hoặc không muốn thực hiện vì nguồn lực quá lớn, thời gian đầu tư rất lâu, khó thu hồi vốn.

Trong mối quan hệ với thị trường và xã hội, Nhà nước luôn là “nhạc trưởng”, giữ vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt, tạo lập, điều phối và xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc là những nguy cơ đe dọa đối với sự bền vững phát triển. Nhà nước tác động đến thị trường và xã hội bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Với ưu thế của mình, Nhà nước áp đặt sức mạnh vật chất của quyền lực công lên toàn xã hội, từ đó làm nảy sinh những “khiếm khuyết” mà không thể tự khắc phục, đó là tính ỳ, quan liêu, cửa quyền, tuỳ tiện... Vì thế, Nhà nước cần thị trường và xã hội tạo “áp lực” để thay đổi, hoàn thiện bản thân; đồng thời khắc phục những hạn chế, bổ sung nguồn lực và gia tăng kiểm soát.

Thị trường trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội: Thị trường “đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ; tạo động lực huy động, phân bổ hiệu quả các nguồn lực; điều tiết sản xuất và lưu thông; điều tiết hoạt động của doanh nghiệp, thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém”, qua đó cung cấp môi trường cho các chủ thể kinh tế trao đổi, thực hiện lợi ích của mình; kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả; bảo đảm sự thỏa mãn lợi ích kinh tế của các chủ thể khi tiến hành hoạt động kinh tế .

Xã hội trong mối quan hệ với Nhà nước và thị trường: Xã hội là không gian rộng lớn, liên kết các cá nhân, các tổ chức với nhau, tạo thành mạng lưới gắn kết với nhau ở các mức độ khác nhau. Thông qua các cá nhân, tổ chức, xã hội “có vai trò tạo sự liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các thành viên; đại diện và bảo vệ lợi ích của các thành viên trong quan hệ với các chủ thể, đối tác khác; cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên; phản ánh nguyện vọng, lợi ích của các tầng lớp Nhân dân với Nhà nước và tham gia phản biện luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước, giám sát các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi pháp luật” .

Nhà nước, thị trường và xã hội cần được nhìn nhận như những mặt bổ sung cho nhau, cùng đảm đương việc “kiềm chế và đối trọng”, nghĩa là bổ khuyết, thúc đẩy nhau chứ không phải là thay thế, triệt tiêu nhau trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế. Nếu tuyệt đối hóa một mặt nào của “bộ ba” Nhà nước, thị trường và xã hội thì sẽ “gây nên những xung đột, làm trầm trọng thêm “khuyết tật” của từng thành tố, thậm chí đối nghịch nhau”. Mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội là một trong những mối quan hệ cơ bản, quan trọng được Đảng ta đề ra trong Đại hội XIII và cần được nhận thức rõ và giải quyết tốt.

Thứ ba, thể chế mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Đánh giá tổng thể hệ thống thể chế ở Việt Nam sau 35 đổi mới toàn diện đất nước, Đại hội XIII của Đảng đã nhận xét thẳng thắn: “Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn”. Hệ thống pháp luật là nòng cốt của thể chế mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, trong đó, thể chế tổ chức, hoạt động của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, các quy định về “chức năng, nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền chưa thật rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn hạn chế”; thể chế thị trường còn nhiều vướng mắc, “chất lượng luật pháp và chính sách trên một số lĩnh vực còn thấp”…

Nội dung hoàn thiện theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

PGS.TS Trương Hồ Hải. (Ảnh: NVCC)

PGS.TS Trương Hồ Hải. (Ảnh: NVCC)

Hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội cần: tiếp tục tạo lập môi trường pháp lý toàn diện, đồng bộ, thống nhất để các chủ thể này thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; hoàn thiện tổ chức, hoạt động nhà nước; hoàn thiện các thị trường; phát huy vai trò của xã hội; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

Thứ nhất, tạo lập môi trường pháp lý toàn diện, đồng bộ, thống nhất để Nhà nước, thị trường và xã hội phát huy đầy đủ vai trò của mình. Để phát huy vai trò của Nhà nước, Đại hội XIII yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm “xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền” và kiểm soát quyền lực “bằng pháp luật” nhằm thực hiện mục tiêu “nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế và chính sách”, bên cạnh đó, “hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp” làm cơ sở chính trị nhằm cụ thể nội dung hiến định: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”…

Thứ hai, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thiết chế nhà nước, thị trường và xã hội. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trong đó: Quốc hội tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong thực hiện chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Chính phủ tiếp tục đổi mới và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định, trong đó hướng đến “xây dựng và vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả”.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Nhà nước tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả “quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở các quy luật thị trường. Tăng cường công tác giám sát, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không can thiệp làm sai lệch các quan hệ thị trường”. Sự vận hành của Nhà nước phải tuân thủ nghiêm túc “nguyên tắc pháp quyền” để giải quyết tốt mối quan hệ giữa “Nhà nước, thị trường và xã hội”, trong đó, Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế; tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trường hoạt động; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triển, gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống Nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh…

Các chủ thể trong quản lý phát triển xã hội phải được xác định rõ vai trò của mình đối với sự phát triển và thực hiện tốt vai trò đó của mình, không lấn sân, làm thay nhau, chủ thể nào có thể đảm nhận tốt chức năng, nhiệm vụ phát triển thì phải được trả về đúng vai trò của mình, đặc biệt, Nhà nước không ôm đồm, đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ, trong khi đó, có những nhiệm vụ có thể giao cho thị trường, cho xã hội đảm nhận để cùng gánh vác trách nhiệm với Nhà nước, đồng thời thu hút thêm nguồn lực từ khu vực tư nhân tham gia vào khu vực công để giảm tải cho khu vực công...

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất.

Bài 2: Giải quyết khó khăn trong sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành, nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố, Ảnh: Chinhphu.vn
(PLVN) -Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, nhiều địa phương đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu nhất để việc sắp xếp đạt kết quả tích cực, thuận lợi cho hoạt động của đơn vị hành chính mới, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân. Việc sắp xếp kịp ổn định tổ chức bộ máy và tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp ở cơ sở. Tuy nhiên, qua thực tiễn sắp xếp cho thấy còn rất nhiều khó khăn trong triển khai .

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 1: Sắp xếp để tinh gọn bộ máy

Toàn cảnh Đoàn giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 -2021 làm việc với các bộ, ngành. Ảnh: quochoi.vn
(PLVN) - Năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện chuyên đề giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”. Năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Để thực hiện hiệu quả hơn chủ trương này trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thêm nhiều giải pháp mới, trong đó có tái giám sát.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân - ghi nhận từ Hải Phòng - Bài 2: Chú trọng thực hiện các hoạt động giám sát, nâng cao vai trò của cấp ủy

Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND TP Hải Phòng khóa XVI.
(PLVN) - Giám sát là một trong những chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Phạm vi giám sát của HĐND toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, các mặt công tác. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội, một trong những giải pháp được Hải Phòng chú trọng thực hiện là nâng cao vai trò của cấp ủy, sự lãnh đạo của Đảng trong các hoạt động giám sát tại địa phương…

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân - ghi nhận từ Hải Phòng - Bài 1: Kịp thời thể chế hóa các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cảng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chụp hình lưu niệm với lãnh đạo TP Hải Phòng. (Ảnh trong bài: QA-TL)
(PLVN) - Với vai trò là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, ngay sau khi Bộ Chính trị có Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/1/2021 về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2045; Quốc hội có Nghị quyết 35/2021 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, HĐND TP Hải Phòng đã kịp thời có những nghị quyết thuộc thẩm quyền để triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phải gỡ vướng về thể chế, mới đạt được mục tiêu 100 năm đã đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì ta rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra. Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân, xã hội, của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Bài cuối: Phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. Ảnh: VGP
(PLVN) -Trong khi các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra thì các chuyên gia, nhà quản lý cũng đưa ra hàng loạt biện pháp để sớm thực thi các thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8
(PLVN) - Trên diễn đàn Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp…, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) -  Để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, bám sát những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thời gian gần đây, có thể thấy, đã rất chín muồi để thúc đẩy việc đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đó là nhận định trong bài viết "Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới" của TS. Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng.

Bài 3: Thông điệp đổi mới của Tổng Bí thư rất được lòng dân

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) - Thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ Tổng Bí thư “dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”, “chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”, theo ý kiến một số chuyên gia, là rất được lòng dân.

Bài 2: Không để “lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới”

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Ảnh: Chinhphu.vn
(PLVN) -Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong xây dựng pháp luật và nhấn mạnh những hạn chế đó “cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới”

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật: Góp phần khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Bài 1: Tầm nhìn dài hạn của Đảng trong hoạch định đường lối về xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 10. Ảnh: Chinhphu.vn
(PLVN) - Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là vấn đề quan trọng, cấp bách, được đề cập đến trong nhiều bài viết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Với thông điệp này của người đứng đầu Đảng ta, cả hệ thống chính trị đang chuyển mình mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động để pháp luật thực sự là nền tảng của phát triển, phục vụ phát triển và thúc đẩy phát triển.