Hoàn thiện thể chế THADS hài hòa hóa với pháp luật quốc tế

Thi hành án dân sự là lĩnh vực liên quan nhiều đến yếu tố nước ngoài và hợp tác quốc tế. Ảnh minh họa
Thi hành án dân sự là lĩnh vực liên quan nhiều đến yếu tố nước ngoài và hợp tác quốc tế. Ảnh minh họa
(PLVN) - Thi hành án dân sự (THADS) có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển khi trực tiếp góp phần giải phóng các nguồn lực “đóng băng”, tích cực xử lý nợ xấu, góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, khơi thông nguồn lực tài chính. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về THADS theo hướng hội nhập, hài hòa hóa với pháp luật quốc tế về THADS.

Nghiên cứu mở rộng phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự

Trong công tác THADS, việc ủy thác tư pháp và thi hành các bản án, quyết định của Toà án, trọng tài nước ngoài tại Việt Nam là các lĩnh vực có liên quan nhiều đến hợp tác với nước ngoài và có yếu tố liên quan đến nước ngoài.

Tuy nhiên, Luật THADS năm 2014 chỉ có duy nhất 1 điều (Điều 181) đề cập đến hợp tác quốc tế trong lĩnh vực THADS: “Việc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án, việc tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp về thi hành án của nước ngoài trong quá trình thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.

Cơ quan THADS có yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án phải lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp”.

Việc không quy định cụ thể về tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án mà viện dẫn đến Luật Tương trợ tư pháp nếu phát sinh yêu cầu về tương trợ tư pháp đã gây khó khăn cho các cơ quan THADS, chấp hành viên trong thực thi nhiệm vụ trong trường hợp phát sinh nội dung THADS có liên quan đến yếu tố nước ngoài.

Vì vậy, thời gian tới Bộ Tư pháp cần có những nghiên cứu để bổ sung các nội dung liên quan đến THADS có yếu tố nước ngoài hoặc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực THADS để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động THADS có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. 

Cụ thể, cần sửa đổi, bổ sung Luật THADS, Luật Tương trợ tư pháp, các nội dung liên quan đến THADS có yếu tố nước ngoài theo hướng mở rộng phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự, đảm bảo nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với các nước.

Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan thi hành án có thể ủy thác tư pháp cho nước ngoài thực hiện các việc liên quan đến xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án; đồng thời, tạo cơ chế theo dõi, đánh giá, tổng kết toàn diện và thường xuyên đối với công tác thực hiện tương trợ tư pháp cho nước ngoài tại Việt Nam.

Bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu tài sản

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang hoàn thiện là nền kinh tế gắn chặt với các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, việc thực thi và bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu tài sản là một yếu tố quan trọng mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư và có tính chất quyết định để nâng cao mức tín nhiệm của mỗi nền kinh tế. 

Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập quốc tế, cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến THADS như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đấu giá, Luật Phá sản, Luật Đăng ký tài sản, Nghị định về giao dịch bảo đảm…

Ngoài ra, Bộ Tư pháp cần tiếp tục phối hợp với TANDTC hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến thực thi Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật Phá sản 2014 để đẩy nhanh việc giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết phá sản doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa thủ tục, quy trình và rút ngắn thời gian. 

Cùng với việc hoàn thiện thể chế, các cơ quan THADS cần tiếp tục tổ chức nghiên cứu và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ trong hoạt động THADS, thi hành án hành chính, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. 

Đặc biệt, tiếp tục bám sát Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

Trong đó, tập trung rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng (bao gồm thời gian thụ lý, xét xử và THADS) từ 400 ngày xuống 300 ngày trong năm 2017 và dưới 200 ngày đến năm 2020; rút ngắn thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp từ 60 tháng xuống dưới 30 tháng trong năm 2017 và dưới 24 tháng đến năm 2020.

Đồng thời chú trọng phát triển các kênh tiếp nhận kiến nghị, phản ánh; tăng cường cơ chế đối thoại có hiệu quả giữa cơ quan THADS với người dân, doanh nghiệp nhằm nắm bắt và xử lý kịp thời các nhu cầu, nguyện vọng, vướng mắc liên quan phát triển kinh tế.

Đọc thêm

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Công tác báo chí, xuất bản: Chủ động truyền thông chính sách pháp luật và hoạt động Bộ, ngành Tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 3/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị triển khai công tác báo chí, xuất bản năm 2025. Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tư pháp Trần Mạnh Đạt đồng chủ trì Hội nghị.