Hoàn thiện hành lang pháp lý để khắc phục hậu quả bom mìn

Bộ Tư lệnh Thủ đô đã trục vớt thành công quả bom dài 1,6m dưới sông Hồng, gần cầu Long Biên, Hà Nội ngày 22/6/2020 .
Bộ Tư lệnh Thủ đô đã trục vớt thành công quả bom dài 1,6m dưới sông Hồng, gần cầu Long Biên, Hà Nội ngày 22/6/2020 .
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, trong nhiều năm qua Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các chiến dịch thu gom, rà phá bom mìn nhằm giải phóng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân của bom mìn.

Hơn 18% tổng diện tích đất nước vẫn ô nhiễm bom mìn

Ước tính hiện nay số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam khoảng 800 nghìn tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm bom mìn khoảng 6,1 triệu ha chiếm 18,82% tổng diện tích của cả nước. Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót đã làm hơn 40 nghìn người bị chết, 60 nghìn người bị thương, trong đó phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Tại một số tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Ngãi có trên 22.800 người là nạn nhân do vướng bom mìn trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, trong đó có 10.540 người chết và 12.260 người bị thương.

Đánh giá chung, giai đoạn 2010 - 2020, công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam đã đạt được những thành công quan trọng. Toàn quốc đã triển khai khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ được 485.000ha (trung bình đạt gần 50.000ha/năm, tăng 35% so với giai đoạn trước) với ngân sách dành cho công tác rà phá bom mìn là 12.614 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trong nước 10.417 tỷ đồng, ngân sách viện trợ không hoàn lại trực tiếp của nước ngoài là 2.197 tỷ đồng (tương đương 95,5 triệu USD).

Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo, Bộ Quốc phòng - Cơ quan thường trực đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức điều tra, khảo sát, lập Bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc và tổ chức công bố số liệu vào tháng 4/2018, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.

Một trong những thành công quan trọng của công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 đó là xây dựng được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất, làm cơ sở chắc chắn cho quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật khắc phục hậu quả bom mìn và trợ giúp người khuyết tật, trong đó có nạn nhân bom mìn đặc biệt như: Quyết định số 504/QĐ-TTg ngày 21/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025; Quyết định số 738/QĐ-TTg ngày 13/5/2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình 504 đến năm 2015; Quyết định số 213/QĐ-BCĐ504 ngày 11/4/2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 701/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam.

Bộ LĐ-TB&XH đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành hàng chục văn bản để đảm bảo hỗ trợ nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, tạo việc làm, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin phù hợp với từng dạng tật và mức độ khuyết tật.

Nạn nhân bom mìn được quan tâm trên mọi phương diện

Đến nay, có khoảng 3,4 triệu đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó có 1,1 triệu người khuyết tật nặng; 100% người khuyết tật nặng là nạn nhân bom mìn được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, gia đình nạn nhân bom mìn thuộc diện khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng 1 định xuất nuôi dưỡng, chăm sóc. Ngân sách nhà nước chi trợ giúp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ mai táng phí cho đối tượng theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP khoảng 23.675 tỷ đồng/năm.

Các đại biểu tham gia diễu hành hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bom mìn ngày 31/3/2018.

Các đại biểu tham gia diễu hành hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bom mìn ngày 31/3/2018.

Thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1942/QĐ-TTg ngày 18/1/2021 phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030, trong đó có nội dung tăng cường hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng đối với người khuyết tật là nạn nhân bom mìn, phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng cho người khuyết tật và nạn nhân bom mìn.

Đến nay, 63 tỉnh, thành phố có bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng, 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng; đối với tuyến huyện hiện nay hầu hết đều có các tổ, khoa phục hồi chức năng lồng ghép với khoa Nội hoặc Y học cổ truyền, cung cấp được nhiều dịch vụ phục hồi chức năng, chủ yếu là vật lý trị liệu đối với người khuyết tật và nạn nhân bom mìn…

Theo thông tin của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam, tổng số nạn nhân bom mìn đã được hỗ trợ sinh kế trên 5.500 người, với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng, trong đó có hơn 300 gia đình nạn nhân được hỗ trợ 01 con bò sinh sản/gia đình.

Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bom mìn 4/4/2022 và nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng, tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam đến đông đảo tầng lớp nhân dân cả nước, Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam, Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) tổ chức phát động Cuộc thi trực tuyến về cách nhận biết, phòng tránh tai nạn bom mìn trên Trang thông tin điện tử của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam tại địa chỉ: http://vnmac.gov.vn/. Thời gian dự thi từ ngày 4/4/2022 đến hết 4/5/2022. Thời gian trao giải từ ngày 15/5/2022 đến 31/5/2022.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.