Hỗ trợ mỗi trẻ mầm non nông thôn 120.000đ/tháng

Bắt đầu từ năm học này, Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ việc ăn bán trú, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ mầm non ở vùng nông thôn khó khăn là 120.000 đ/trẻ/tháng.

Bắt đầu từ năm học này, Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ việc ăn bán trú, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ mầm non ở vùng nông thôn khó khăn là 120.000 đ/trẻ/tháng.

Thông tin trên được Bộ GD-ĐT đưa ra tại Hội thảo "Phát triển chăm sóc và giáo dục Mầm non Việt Nam: Vấn đề và giải pháp" do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức ngày 25/3 tại Hà Nội.

Hỗ trợ mỗi trẻ mầm non nông thôn 120.000đ/tháng ảnh 1
Trẻ em miền núi. (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm học 2008-2009 cả nước đã có 12.336 trường mầm non; trong đó có 6.866 trường công lập, 5.500 trường ngoài công lập. Tổng số trẻ đến trường, lớp là 3.628.114 cháu, tăng 201.534 trẻ so với năm học trước.

Đến nay đã có trên 90% giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn trung cấp sư phạm mầm non trở lên. Được biết, năm 2001, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục mầm non 2.550 tỷ đồng (7,31%) năm 2004, 4.096 tỷ đồng (7,47%) năm 2006 và đạt 6.920 tỷ (8,5%) vào năm 2008.

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ GD-ĐT cả nước hiện nay vẫn còn khoảng 15% số xã chỉ mới có 1-2 lớp mẫu giáo gắn với trường tiểu học hoặc lớp mẫu giáo độc lập đặt ở trung tâm xã, vẫn còn nhiều thôn bản ở xa chưa có phòng học để mở lớp mẫu giáo.

Việc huy động trẻ đến trường ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và đạt thấp. Năm học 2008- 2009, vùng đồng bào dân tộc có 221.780 trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi, nhưng chỉ có 141.330 trẻ em ra lớp, chiếm 63%, còn 37% trẻ em dân tộc thiểu số độ tuổi 5 tuổi không được đến trường chủ yếu là do thiếu trường, lớp học.

Bên cạnh đó, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các vùng nông thôn và vùng khó khăn còn thấp, phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số chưa đảm bảo được vốn tiếng Việt cần thiết để lĩnh hội kiến thức ở bậc học phổ thông.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non (GDMN) còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay. Mặt khác, do đời sống khó khăn, nhiều giáo viên bỏ nghề, làm cho đội ngũ giáo viên mầm non không ổn định và thường xuyên thiếu; cuối năm học 2008-2009 cả nước còn thiếu là 24.960 giáo viên, trong đó chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.

Trước thực trạng trên, Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phổ cập GDMN 5 tuổi với nguồn kinh phí để thực hiện đề án là hơn 14.660 tỷ. Theo đó, phấn đấu đến năm 2015 cả nước sẽ đạt chuẩn phổ cập GDMN 5 tuổi. Trẻ em tất cả các vùng miền đều được đến trường học 2 buổi/ngày theo chương trình GDMN mới, để chuẩn bị tri thức, kỹ năng, thể lực và tâm thế để vào học tiểu học.

Bộ GD-ĐT sẽ bồi dưỡng chuẩn hóa 11.300 giáo viên từ sơ cấp lên trung cấp sư phạm mầm non và đào tạo mới 11.100 giáo viên đạt trình độ cao đẳng sư phạm mầm non; hỗ trợ ăn trưa cho 394.000 trẻ em/năm cho trẻ em năm tuổi vùng núi cao, biên giới, trẻ em con gia đình nghèo…

Ưu tiên, xây dựng trường mầm non cho các xã khó khăn chưa có trường hoặc còn thiếu nơi học; hỗ trợ việc ăn bán trú, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ mầm non ở vùng nông thôn khó khăn là 120.000 đ/trẻ/tháng.

Theo

logoDantri.jpg

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.