Hỗ trợ lãi vay mua nhà, ngân sách không lo thiệt

Hiện nay lượng tiền nhàn rỗi trong người dân còn rất lớn, thể hiện qua việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục giảm lãi suất tiết kiệm nhưng lượng tiền gửi liên tục tăng tăng cao. Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những lý do khách hàng vẫn chưa “xuống tiền” mua nhà là do mất lòng tin vào các kênh đầu tư, vào các chính sách hỗ trợ nửa vời...

Suốt thời gian qua, giá căn hộ đã giảm xuống ở mức “thê thảm”, thậm chí là “chạm đáy” nhưng “cục máu đông” của thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa tìm được liều thuốc hiệu nghiệm. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu chỉ tập trung các giải pháp cho phân khúc nhà ở xã hội thì sẽ không “cứu” được thị trường BĐS nói chung ...

Nhiều dự án nhà ở thương mại dở dang vì không có vốn để  triển khai
Nhiều dự án nhà ở thương mại dở dang vì không có vốn để triển khai

Chiếm số lượng nhỏ

Nhằm ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng và không để ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế, mới đây Chính phủ đã quyết tâm triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ thị trường này, trong đó tập trung vào nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, đại diện nhiều chủ đầu tư và chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu chỉ “quan tâm” vào phân khúc này sẽ dẫn tới một số tác động không được như kỳ vọng.

Theo thống kê, các dự án hiện đang và đã thi công với gần 100.000 căn hộ tồn kho không tiêu thụ được, đây là những dự án hầu hết đều không nằm trong phân khúc nhà xã hội nên sẽ không được giải cứu. Còn các dự án chưa triển khai hoặc mới bắt đầu triển khai lại đua nhau xin chia nhỏ căn hộ với diện tích 40 - 75m2. Các chuyên gia lo ngại, việc này “sẽ để lại hệ lụy rất lớn đối với vấn đề quy hoạch cũng như quản lý phát triển đô thị” trong thời gian tới.

“Chiếm số lượng nhỏ trên tổng số lượng hàng tồn kho của thị trường BĐS, nếu quá chú tâm giải cứu cho phân khúc này có thể dẫn tới thất thu ngân sách và khó có thể tác động đến tổng thể thị trường - đại diện một chủ đầu tư bày tỏ - trong khi đó, lợi nhuận đầu tư xây dựng nhà ở xã hội rất thấp nên không thể hấp dẫn các doanh nghiệp.

Thực tế, lượng hàng tồn kho tại các dự án BĐS hiện nay đã hiện hữu rất lớn sẽ không được giải cứu kéo theo đó là hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu của các chủ đầu tư dự án, nhà thầu xây dựng, đơn vị cung cấp nguyên vật liệu”.

Giải quyết “cục máu đông” bằng cách nào?

Theo đánh giá, hiện nay lượng tiền nhàn rỗi trong người dân còn rất lớn, thể hiện qua việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục giảm lãi suất tiết kiệm nhưng lượng tiền gửi liên tục tăng tăng cao. Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những lý do khách hàng vẫn chưa “xuống tiền” mua nhà là do mất lòng tin vào các kênh đầu tư, vào các chính sách hỗ trợ nửa vời...

Để "hâm nóng" thị trường và tạo niềm tin cho khách hàng, theo ông Lê Trung Khiêm, Giám đốc chi nhánh Hà Nội của Công ty TNHH Thương Mại – Quảng cáo – Xây dựng địa ốc Việt Hân, Chính phủ phải có biện pháp cụ thể với những cam kết rõ ràng, chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) đẩy mạnh cho vay mua nhà và hỗ trợ lãi suất từ ngân sách là 2%/năm, áp dụng cho thời hạn 5 năm.

Ông Khiêm tính toán, số hàng tồn kho căn hộ để bán lên đến 70.000 căn theo thống kê, nếu trung bình khoảng 2 tỷ đồng mỗi căn thì số vốn đang “chết” khoảng 140.000 tỷ đồng, đó là chưa kể số hàng tồn ở mảng biệt thự, liền kề.

140.000 tỷ đồng nói trên, để tiêu thụ hết lượng hàng tồn này, khi áp dụng tỷ lệ cho vay thông thường tại các tổ chức tín dụng là 70% thì quy mô gói vay hỗ trợ của hệ thống ngân hàng là khoảng 100.000 tỷ đồng, còn lại là phần vốn góp từ khách hàng. Mức hỗ trợ lãi suất là 2%/năm cho gói hỗ trợ 100.000 tỷ đồng là 2.000 tỷ đồng, thực hiện trong vòng 5 năm thì tổng số tiền hỗ trợ lãi suất là 10.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, thuế VAT thu cho ngân sách từ việc tiêu thụ lượng hàng tồn kho trên là 7.000 tỷ đồng (nếu giảm mức thuế VAT xuống còn 5%) và thuế thu nhập doanh nghiệp dự thu đối với các doanh nghiệp BĐS tiêu thụ được lượng sản phẩm tồn kho nói trên là 4.200 tỷ đồng (tỷ suất lợi nhuận trung bình dự kiến là 12%). Như vậy, phần thu ngân sách bao gồm thu thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp BĐS vẫn thừa đảm bảo bù đắp được phần chi cho gói hỗ trợ lãi suất.

“Chỉ cần Chính phủ áp dụng biện pháp này trong thời gian từ 6 - 9 tháng là sẽ có tác động ngay tới nhu cầu mua nhà của người dân. Khi chính sách được khơi thông và người dân yên tâm với các gói hỗ trợ, đó sẽ là cơ hội tận dụng nguồn lực lớn vốn trong dân, đồng thời khôi phục lại niềm tin của các nhà đầu tư và quan trọng nhất là giải quyết được hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu tại các ngân hàng”, ông Khiêm, chia sẻ.

Việt Hưng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.