Hiệu quả từ mô hình sơ cấp cứu tai nạn giao thông ở Cần Thơ

Bà Trần Thị Xuân - Phó Trưởng ban ATGT TP Cần Thơ (bên phải) thực hiện công tác ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền ATGT và sơ cấp cứu TNGT giai đoạn 2017 - 2021 với Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Huỳnh Thanh Thảo (bên trái).
Bà Trần Thị Xuân - Phó Trưởng ban ATGT TP Cần Thơ (bên phải) thực hiện công tác ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền ATGT và sơ cấp cứu TNGT giai đoạn 2017 - 2021 với Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Huỳnh Thanh Thảo (bên trái).
(PLO) - Hàng trăm trường hợp bị tai nạn đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” nhờ được sơ cấp cứu kịp thời từ những điểm sơ cấp cứu tình nguyện.

Gần 7.300 tình nguyện viên tham gia 

Hôm qua (30/8), Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ phối hợp với Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) thành phố tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền ATGT và sơ cấp cứu tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ giai đoạn 2015 — 2016. 

Bà Huỳnh Thanh Thảo, Chủ tịch Hội CTĐ TP Cần Thơ cho biết, trước tình hình trật tự ATGT và TNGT đường bộ diễn biến phức tạp nhất các giao lộ, tuyến đường thường xảy ra TNGT, Hội CTĐ TP Cần Thơ và Ban ATGT thành phố đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền luật giao thông và sơ cấp cứu TNGT trên địa bàn TP Cần Thơ. 

Việc phối hợp tuyên truyền thông qua các hội thảo, chuyên đề tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, tổ chức thông tin tuyên truyền tại các phường, lòng ghép trong các buổi sinh hoạt của Ban Chấp hành Hội CTĐ. Vận động cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên, tình nguyện viên ký cam kết lái xe an toàn; tập huấn phương pháp sơ cấp cứu cho Cảnh sát giao thông... 

Qua đó, toàn thành phố có 8.795 người ký phiếu cam kết và tổ chức vận động hơn 8.400 cuộc tuyên truyền đảm bảo ATGT. Bên cạnh đó, đã tổ chức 139 lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho các lái xe chuyển bệnh từ thiện, tình nguyện viên tại các xã, phường, thị trấn với số lượng lên đến 7.294 tình nguyện viên tham gia. 

Bà Thảo cho biết thêm, ngoài 3 điểm sơ cấp cứu TNGT phối hợp với Ban ATGT thành phố đạt chuẩn của Bộ Y tế, các cấp Hội CTĐ còn tổ chức 336 tủ thuốc, tổ sơ cấp cứu trong cộng đồng, thời gian qua đã sơ cấp cứu 971 trường hợp bị TNGT. Đặc biệt, Hội CTĐ các địa phương cũng vận động cộng đồng mua 37 xe chuyển người bệnh từ thiện chuyên dụng, qua đó đã sơ cấp cứu và chuyển viện 14.144 trường hợp... 

Tuy nhiên, Hội CTĐ cấp quận, huyện không có cơ cấu thành viên trong Ban ATGT cùng cấp nên chưa phát huy được sự tham gia của lực lượng hội viên và tình nguyện viên CTĐ các địa phương. Việc tập huấn sơ cấp cứu chỉ dừng lại tập huấn kỹ năng cấp cứu TNGT đường bộ, chưa tập huấn sơ cấp cứu trên sông. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động mô hình còn hạn chế, đặc biệt các dụng cụ sơ cấp cứu phục vụ cho nạn nhân khi có TNGT xảy ra. Các tình nguyện viên lái xe chuyển bệnh ở các điểm sơ cấp cứu chưa được trang bị đồng phục và thẻ đeo... 

Tiếp tục nhân rộng mô hình 

Từ năm 2015 đến nay, Ban ATGT TP Cần và Hội CTĐ thành phố đã có những hoạt động tích cực trong công tác phối hợp tuyên truyền ATGT và các điểm sơ cấp cứu TNGT. Mô hình sơ cấp cứu TNGT được bố trí tại địa điểm xung yếu, điểm đen giao thông trên những tuyến đường huyết mạch, các chốt sơ cấp cứu TNGT đã trở thành phao cứu sinh cho không ít nạn nhân bị TNGT.

Cụ thể, hai đơn vị phối hợp tổ chức lễ ra mắt mô hình 3 điểm sơ cấp cứu TNGT tại các địa phương, gồm: phường Ba Láng, quận Cái Răng; phường Trà Nóc, quận Bình Thủy và phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt. Nhờ vậy, chốt sơ cấp cứu TNGT đã trở thành một trong những mô hình hiệu quả lớn, giúp giảm thiểu hậu quả do TNGT gây ra. 

Phát biểu tại Hội nghị, bà Trần Thị Xuân — Phó Trưởng Ban ATGT TP Cần Thơ ghi nhận và biểu dương những kết quả đã đạt được trong công tác phối hợp tuyên truyền ATGT và sơ cấp cứu TNGT đường bộ thời gian qua. Thay mặt thường trực Ban ATGT TP Cần Thơ, bà Xuân ghi nhận những kiến nghị và giải pháp khắc phục những khó khăn trong công tác thực hiện thời gian tới của các đại biểu đề ra. 

Nói về hiệu quả của mô hình sơ cấp cứu, bà Xuân cho biết, mô hình sơ cấp cứu TNGT đã mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho cộng đồng, trở thành một trong những mô hình hiệu quả lớn, giúp giảm thiểu hậu quả do TNGT gây ra. Với những việc làm ý nghĩa, mô hình sơ cấp cứu TNGT đã nhận được sự quan tâm, đồng tình của cấp ủy, chính quyền, bà con nhân dân địa phương và thu hút nhiều thành viên tham gia hoạt động. 

Qua quá trình hoạt động các điểm sơ cấp cứu tình nguyện đã cứu giúp không ít nạn nhân bị TNGT thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” nhờ được sơ cấp cứu kịp thời, góp phần đáng kể vào việc giảm hậu quả đáng tiếc do TNGT gây ra. 

Tại Hội nghị, Ban ATGT TP Cần Thơ đã thực hiện công tác ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền ATGT và sơ cấp cứu TNGT giai đoạn 2017 - 2021 với Hội CTĐ thành phố. Với mục tiêu nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên, tình nguyện viên về việc chấp hành Luật ATGT đường bộ và đường thủy nội địa; thực hiện tốt văn hóa giao thông khi tham gia giao thông. Cũng như, kịp thời sơ cấp cứu các trường hợp TNGT đường bộ và đường thủy để giảm thiểu trường hợp tử vong... 

Dịp này, Ban ATGT TP đã khen thưởng ghi nhận đóng góp của 3 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, sơ cấp cứu người bị TNGT trên địa bàn.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.