Hiệu quả từ 500 khối rạn san hô nhân tạo thả xuống biển Cà Mau

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ hiệu quả của rạn san hô nhân tạo, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện Dự án thả rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp phát triển du lịch trên vùng biển tỉnh Cà Mau. Với 500 khối bê tông san hô nhân tạo được chia thành 5 cụm, mỗi cụm 100 khối, được thả xuống biển trải dài từ địa bàn xã Khánh Bình Tây qua Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời), thuộc khu vực biển Tây Cà Mau và đã đạt được kết quả tích cực.

Dự án là sự hợp tác giữa Cơ quan Hợp tác quốc tế (TICA), Bộ Ngoại giao Thái Lan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với UBND tỉnh Cà Mau, mục tiêu là thúc đẩy khôi phục tài nguyên biển. Đặc biệt là sự suy giảm nguồn lợi thủy sản do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Giải pháp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản

Tháng 7/2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ bàn giao 500 khối rạn san hô nhân tạo thuộc Dự án thả rạn san hô nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp phát triển du lịch trên vùng biển Cà Mau. Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư trên 7,7 tỷ đồng do Chính phủ Thái Lan tài trợ 3 tỷ đồng còn lại vốn đối ứng. Khu vực thả rạn san hô thuộc vùng biển Tây Cà Mau trên địa bàn 2 xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời), cách bờ khoảng 15 km.

Các khung hình trụ làm bằng bê tông cốt thép trước khi thả rạn san hô nhân tạo xuống vùng biển Tây Cà Mau.

Các khung hình trụ làm bằng bê tông cốt thép trước khi thả rạn san hô nhân tạo xuống vùng biển Tây Cà Mau.

Ông Apriat Sugondhabiron - Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh cho biết: “Việc xây dựng dự án là niềm tin và mối quan hệ đối tác bền vững không chỉ giữa Thái Lan và Cà Mau mà còn giữa các cộng đồng địa phương. Dự án rạn san hô nhân tạo đóng góp cho sự phát triển tích cực đối với tài nguyên ven biển Cà Mau, an ninh lương thực và lợi ích kinh tế chung cho cả Thái Lan và Việt Nam nói chung”.

Được biết, rạn nhân tạo là những vật thể tự nhiên, do con người tạo ra được thả xuống đáy biển nhằm mục đích thay đổi quá trình sinh học, điều kiện vật lý nhằm duy trì và phát triển nguồn lợi hải sản. Rạn san hô nhân tạo còn được hiểu là “ngôi nhà” cho các loài sinh vật biển đến sinh sống và phát triển nên có ý nghĩa lớn trong bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học biển.

Đây là giải pháp kỹ thuật được sử dụng nhằm tập trung, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, hạn chế tàu lưới kéo đánh bắt vùng nước ven bờ và nâng cao hiệu quả khai thác theo hướng bền vững. Hiện nay, khoảng hơn 30 nước trên thế giới xây dựng rạn nhân tạo nhằm mục đích trực tiếp hoặc gián tiếp cho sự phát triển nghề cá biển. Rạn san hô nhân tạo giúp thay đổi hình thức khai thác, tạo sinh cảnh, chống xói mòn, chống sự tàn phá của bão, sóng và chống khai thác quá mức.

Các loài thủy sản sống kí sinh lên các khung hình trụ như loài hàu tạo nên rạn san hô nhân tạo dưới biển.

Các loài thủy sản sống kí sinh lên các khung hình trụ như loài hàu tạo nên rạn san hô nhân tạo dưới biển.

Theo ông Châu Công Bằng – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nhận định: “Nhiều năm qua, quá trình đô thị hóa, nạn khai thác đánh bắt hải sản trái phép đã làm số lượng các loài hải sản, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm ở tuyến bờ, tuyến lộng và cả tuyến khơi, điều đáng lo ngại là vẫn còn tồn tại phương tiện, ngành nghề đánh bắt mang tính tận diệt trước thực trạng này ngành chức năng đã có nhiều giải pháp để khôi phục nguồn lợi thủy sản, trong đó thả rạn san hô nhân tạo là một trong những giải pháp phục hồi hệ sinh thái biển tái tạo nguồn lợi thủy sản”.

Nhiều loài cá tại khu vực thả rạn san hô nhân tạo được bảo tồn

Hơn 2 năm thực hiện dự án thả rạn san hô nhân tạo xuống có nhiều hàu, sò, rong rêu… bám vào. Việc này góp phần tạo thêm môi trường sống, các bãi đẻ và ươm giống cho các loài sinh vật biển, nó còn thúc đẩy quá trình phục hồi tái tạo nguồn lợi tự nhiên trong dài hạn trên vùng biển Cà Mau.

Các loài thủy sản như: mực tua, cá nâu và cá ngát sống trú ẩn trong rạn san hô nhân tạo dưới đáy biển.

Các loài thủy sản như: mực tua, cá nâu và cá ngát sống trú ẩn trong rạn san hô nhân tạo dưới đáy biển.

Ông Nguyễn Việt Triều – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau cho rằng: “Qua kết quả khảo sát, đánh giá tại khu vực thả rạn nhân tạo cho thấy, phát triển thêm nguồn lợi hải sản đa dạng, các loài cá giá trị kinh tế cao gia tăng. Đây là kết quả tích cực quan trọng cho thấy sự phù hợp của công nghệ rạn nhân tạo, cũng như tính hiệu quả trong việc hình thành chỗ ở mới cho các loài thủy sinh. Dự án mang lại hiệu quả cao nên cần được tiếp nối và nhân rộng ở các vùng biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

Từ thực tế cho thấy, việc lựa chọn chất liệu để thả, vị trí điểm thả cần được khảo sát trước và chất liệu nền đáy phần nào quyết định vật liệu sử dụng. Bên cạnh đó, mỗi loại vật liệu đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng, tùy theo điều kiện thực tế lựa chọn vật liệu tạo rạn nhân tạo phù hợp. Hiện nay, rạn san hô nhân tạo được làm từ các khối bê tông đúc sẵn với các khoảng trống bên trong (tùy theo thiết kế) để tạo cho các sinh vật biển cư trú sinh sản...

Tại Việt Nam, thả rạn san hô nhân tạo đã được thực hiện tại một số tỉnh như: Ninh Thuận, Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa sử dụng nhiều loại rạn khác nhau từ những vật liệu từ tự nhiên như lá dừa (mô hình chà rạn) đến các khối bê tông như: cống bê tông, rạn hình trụ tròn và rạn hình lập phương. Kết quả đạt được bước đầu cho thấy hiệu quả của việc sử dụng rạn san hô nhân tạo trong phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Ông Đinh Văn Huy – ngư dân TT Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời cho rằng: “Đã qua, nguồn lợi thủy sản trên địa bàn Cà Mau đang phải đối mặt với nhiều sức ép, từ việc khai thác quá mức trong thời gian dài cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, một số loài thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế ít xuất hiện trong thời gian gần đây như: cá đường, cá đuối đen, cá chim trắng… Do đó, rạn san hô nhân tạo được xem là một trong những giải pháp hiệu quả cần được áp dụng để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang trên đà suy giảm”.

Các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác phát triển với số lượng lớn tại khu vực thả rạn san hô nhân tạo.

Các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác phát triển với số lượng lớn tại khu vực thả rạn san hô nhân tạo.

Qua quan sát thực tế nhà chuyên môn, các loài cá tập trung tại khu vực thả rạn san hô nhân tạo có khuynh hướng tăng lên. Đặc biệt một số loài cá tại khu vực rạn có kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước bình thường. Ngư dân đánh bắt ngoài biển xa bờ, sự xuất hiện nhiều họ, loài hải sản đa dạng hơn như họ nghêu, tôm, hải sâm, giáp xác… ngày càng nhiều hơn, đồng thời chống được nạn khai thác thủy sản theo hướng tận diệt.

Theo ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: “Đây là kết quả dự án thí điểm thả rạn san hô nhân tạo nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản phục vụ cho chuyển đổi nghề, góp phần chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Bước đầu đạt được nhiều tính hiệu khả quan tích cực. Chỉ sau vài tháng thả rạn, đã xuất hiện khoảng nhiều họ cá, trong đó có một số loài cá có giá trị như: cá đổng, cá hồng, cá bóp, cá mú...”.

Tỉnh Cà Mau với 3 mặt tiếp giáp biển, với chiều dài bờ biển trên 254km, chiếm 1/3 chiều dài bờ biển vùng ĐBSCL, bằng 7,8% chiều dài bờ biển của cả nước. Trên biển có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc rất thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bão phát triển kinh tế biển.

Biển Cà Mau có diện tích thăm dò khai thác rộng khoảng 71.000km2, được định giá là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng hải sản lớn và phong phú về chủng loại. Trữ lượng cá nổi ước khoảng 320 ngàn tấn, cá đáy 530 ngàn tấn, với 661 loài, 319 giống và thuộc 138 họ.

Nhiều loại tôm cá có giá trị và sản lượng lớn như: tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá mú, cá bóp, cá thu, cá chim, cá trích… vùng mặt nước ven biển có khả năng nuôi các loài thủy sản như: nghêu, sò huyết, hàu, tôm nước mặn… sản lượng khai thác đánh bắt thủy sản khoảng 300 ngàn tấn/năm.

Đọc thêm

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt và thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng sụt lún đất trên địa bàn.

Hai vợ chồng chết cháy trên nương

Hiện trường vụ cháy khiến hai vợ chồng anh H.C.P tử vong.

(PLVN) - Đốt cỏ nương để lấy đất canh tác, hai vợ chồng anh H.C.P, trú tại bản Háng Lìa Hồng Thứ, thuộc huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) bị cuốn vào đám cháy dẫn đến tử vong. 

Miền Bắc hạ nhiệt, Nam Bộ vẫn nắng nóng

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (1/5) ngày cuối của đợt nghỉ lễ thời tiết có sự thay đổi. Miền Bắc sẽ chấm dứt nắng nóng, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn nắng nóng.

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...