Hiện trường "đầy máu" trong video khám nghiệm vụ xả súng trong trường đại học

Hình ảnh cắt ra từ video điều tra hiện trường vụ xả súng tại trường đại học Bang Perm. Nguồn: Ủy ban Điều tra Nga
Hình ảnh cắt ra từ video điều tra hiện trường vụ xả súng tại trường đại học Bang Perm. Nguồn: Ủy ban Điều tra Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kẻ xả súng tại trường đại học Bang Perm (Nga) hôm thứ Hai Timur Bekmansurov đã bị giam giữ nhưng bị thương và hiện đang được chăm sóc đặc biệt. Nghi phạm sinh viên khoa Nghiên cứu khoa học pháp y của trường mới nhập học được 10 ngày.

Nghi phạm xả súng trường đại học Bang Perm Timur Bekmansurov đã bị giam giữ ngay sau hành vi vi phạm. Ủy ban Điều tra Nga đã công bố một lời giải thích dài và chi tiết về sự chuẩn bị của nghi phạm cho hành động phạm tội, trong đó anh ta khẳng định giấc mơ của anh ta là giết người hàng loạt nhưng không phải là một kẻ khủng bố.

Sáng thứ Hai, Bekmansurov thực hiện vụ tấn công bằng súng tại Đại học Bang Perm, cơ sở giáo dục hàng đầu ở thành phố chỉ cách Moscow hơn 1.000km về phía đông. Theo báo cáo, thanh niên 18 tuổi này đã giết chết ít nhất 6 người và làm bị thương 28 người khác.

Nói với hãng thông tấn TASS, một đại diện của cơ quan y tế khu vực cho biết kẻ xả súng còn sống nhưng bị thương và hiện đang được chăm sóc đặc biệt.

Video do Ủy ban điều tra của Nga công bố, lực lượng quan chức đang chụp ảnh và thu thập bằng chứng tại hiện trường vụ xả súng ở trường Đại học Bang Perm.

Trước khi xảy ra vụ tấn công, nghi phạm đã viết trên mạng xã hội VKontakte rằng động cơ của anh ta không phải là tôn giáo hay chính trị, mà là một giấc mơ mà anh ta có từ lâu do lòng thù hận với mọi người xung quanh, cũng lưu ý rằng anh ta đã cân nhắc đến việc sử dụng ô tô, đánh bom hoặc dao thay vì súng. Anh ta cũng kể chi tiết về việc mua súng, và quá trình tập luyện súng của mình, cũng như quá trình lấy giấy phép.

Theo người phát ngôn chính thức của Bộ Nội vụ, vụ tấn công đã được chặn lại bởi một trung úy cảnh sát , một thanh tra giao thông, người đầu tiên bước vào tòa nhà chính.

Trong cuộc tấn công, video được đăng trên mạng xã hội cho thấy các học sinh nhảy ra khỏi cửa sổ để cố gắng thoát khỏi tay súng.

Video cho thấy nghi phạm đang tiến vào khuôn viên trường trước khi xả súng. Nguồn: RT

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.