Hệ thống đài truyền thanh phường, xã, thị trấn: Có “sinh” nhưng chưa có “dưỡng”

Hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở góp phần duy trì mối liên hệ mật thiết với nhân dân trong xã, thị trấn và là phương tiện truyền thông hữu ích trong nhiều lĩnh vực của địa phương. Tuy nhiên, thực tế hầu hết đài truyền thanh cơ sở đều gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở góp phần duy trì mối liên hệ mật thiết với nhân dân trong xã, thị trấn và là phương tiện truyền thông hữu ích trong nhiều lĩnh vực của địa phương. Tuy nhiên, thực tế hầu hết đài truyền thanh cơ sở đều gặp nhiều khó khăn.

Một chốn 3 nơi quản
Hiện nay, hoạt động của các đài truyền thanh xã, phường, thị trấn do Sở Thông tin và Truyền thông thành phố quản lý về mặt nhà nước, trong khi đánh giá thi đua lại do Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng xét, phân loại, còn kinh phí hoạt động phụ thuộc vào ngân sách địa phương. Xét về mặt quản lý Nhà nước, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố hằng năm tổ chức hướng dẫn, cấp phép, thanh kiểm tra việc sử dụng tần số của các đài truyền thanh (nhất là hệ thống truyền thanh không dây).

Hệ thống truyền thanh không dây, đài phát thanh xã Trung Hà (Thủy Nguyên) hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên, để đài hoạt động chất lượng, địa phương cần sự hỗ trợ của thành phố. Trong ảnh: Cán bộ đài truyền thanh xã làm việc.

Hệ thống truyền thanh không dây, đài phát thanh xã Trung Hà (Thủy Nguyên) hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên, để đài hoạt động chất lượng, địa phương cần sự hỗ trợ của thành phố.
Trong ảnh: Cán bộ đài truyền thanh xã làm việc.

Với Đài phát thanh và Truyền hình Hải Phòng (THP) chủ yếu là đánh giá thi đua của các đài nhưng hằng năm THP vẫn hỗ trợ các địa phương trong việc bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho các cán bộ đài truyền thanh và công trợ các thiết bị truyền thanh hiện đại. Trong năm 2010, THP công trợ hơn 1 tỷ đồng cho địa phương. Còn lại kinh phí hoạt động, tổ chức cán bộ đài đều phụ thuộc vào các địa phương. Trong khi đó, không ít địa phương gặp khó khăn về nguồn ngân sách. Kéo theo đó là phụ thuộc vào nhận thức của lãnh đạo các địa phương về tầm quan trọng của đài truyền thanh cơ sở. Qua

Bác Lưu Phương Trù, gần 30 năm công tác ở đài truyền thanh xã An Hưng (An Dương) cho biết, hiện phụ cấp hằng tháng của bác 290.000 đồng/tháng, cộng thêm lương hợp đồng làm công tác văn hóa thu nhập trung bình một tháng của bác khoảng 500.000 đồng.

khảo sát, ngân sách cấp cho hoạt động của các đài dao động ở khoảng 8 – 18 triệu đồng/năm, trang trải tất cả khoản chi sửa chữa hư hỏng thiết bị, mua văn phòng phẩm, nhuận bút chương trình thời sự địa phương, chi trực ngoài giờ, tiền điện…Đó là chưa kể với hệ thống truyền thanh có dây, hệ thống dây kết nối phải thay thế thường xuyên. Không ít địa phương, ngân sách chi cho hoạt động của các đài truyền thanh cơ sở nằm trong kinh phí hoạt động của ban văn hóa. Vì vậy, cán bộ đài truyền thanh cơ sở phải "gói ghém" lắm mới tạm ổn.

Không chỉ gặp khó khăn về kinh phí hoạt động, các đài truyền thanh cơ sở lại hay gặp rắc rối về hỏng hóc các thiết bị kỹ thuật. Anh Trần Anh Tú, cán bộ Phòng bưu chính viễn thông, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố cho biết, qua khảo sát ở một số địa phương, các đài truyền thanh không được triển khai đồng bộ, công nghệ cũ, không có phụ tùng thay thế, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động. Bên cạnh đó, nguồn gốc thiết bị do nhiều đơn vị cung cấp, địa phương không nắm được kỹ thuật, nhà cung cấp lắp sao biết vậy dẫn đến tình trạng khi có hỏng hóc xảy ra không có đơn vị nào đứng ra nhận sửa chữa. Các địa phương tự liên hệ, hoặc nhờ đài phát thanh huyện, thành phố hoặc nhờ đơn vị lắp đặt, cung cấp thiết bị.

Bất cập về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của các đài truyền thanh cơ sở cũng được xem là một vấn đề nan giải. Cán bộ của đài truyền thanh cơ sở luôn không ổn định, một số cán bộ phụ trách đài xã trưởng thành trong công tác truyền thanh, khá về chuyên môn thì địa phương lại điều chuyển sang làm công tác khác. Mặt khác, do nhu cầu của cuộc sống nên không ít cán bộ của đài dù rất yêu nghề, có nhiều kinh nghiệm nhưng lại không muốn tiếp tục công tác, vì ngoài phụ cấp thấp của cán bộ không chuyên trách, thì cán bộ các đài cơ sở không được nhận bất kỳ khoản thu nhập khác, ngay cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Vì thế, “nguồn” cho công tác truyền thanh cơ sở khá khó khăn. Hiện, ở không ít địa phương trưởng ban văn hóa kiêm luôn công việc ở đài truyền thanh hoặc ngược lại cán bộ đài truyền thanh kiêm một số công việc của địa phương để nâng cao thu nhập.
Trước thực tế này, đòi hỏi cần có cơ chế chính sách đồng bộ cho hệ thống đài truyền thanh cơ sở. Trên cơ sở Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng, phát thanh truyền hình đến năm 2020 thì xu hướng truyền thanh không dây là tất yếu. Tuy nhiên, để đầu tư hệ thống này thì chỉ dựa vào các địa phương chưa đủ. Trưởng phòng Bưu chính viễn thông, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Nguyễn Thị Thu Hà đề xuất, nếu thành phố giúp các địa phương đầu tư hệ thống truyền thanh không dây đồng bộ và có đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển hệ thống này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, trong đó có việc bảo đảm thông tin đến người dân và mỹ quan đô thị.

Hiện, trên địa bàn thành phố có 214 đài truyền thanh/223 xã, phường, thị trấn thuộc 14 quận, huyện trên địa bàn thành phố (trừ huyện Bạch Long Vỹ). Trong đó có 119 đài truyền thanh có dây, 95 đài không dây. 50% hệ thống đài được đưa vào sử dụng trước năm 2000; 16% hệ thống đài được nâng cấp, lắp đặt mới đưa vào sử dụng 5 năm trở lại đây (2006-2010).

Nguyên Hà

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.