Hậu họa khó lường vì tự ý sử dụng thảo dược truyền miệng

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên đang đánh giá vận động cho vợ chồng BN bị ngộ độc hạt muồng.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên đang đánh giá vận động cho vợ chồng BN bị ngộ độc hạt muồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thời gian gần đây, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp đón nhận và cấp cứu các trường hợp bị ngộ độc, tai biến do tự ý điều trị bệnh bằng lá cây dại, uống rượu ngâm rễ cây rừng…

Lợi bất cập hại

Bệnh nhân (BN) Phạm Thị X (SN 1966) và chồng là ông Trương Công N (SN 1958) trú tại Kiên Giang được chuyển đến Bệnh viện (BV) Bạch Mai trong tình trạng teo cơ, hạn chế vận động 2 tay, nói khó và liệt 2 chân. Bà X cho biết, từ tháng 9-11/2021, bà cùng chồng được người quen cho hạt đậu muồng để trồng và ăn.

Theo truyền miệng, bà X được biết hạt đậu muồng có thể chữa bệnh tiểu đường. Tỷ lệ đường trong máu của vợ chồng bà X có nhỉnh hơn chút so với chỉ số bình thường nhưng không đến ngưỡng mắc bệnh, nhưng 2 vợ chồng bà vẫn ăn hạt muồng với mong muốn ngừa bệnh.

Mới đầu, mỗi ngày vợ chồng bà X chỉ ăn khoảng 2 hạt, sau đó có ăn nhiều hơn và ăn hàng ngày. Sau khi ăn được khoảng 3 tháng, bà X thấy người mệt mỏi, suy nhược, chân tay yếu và cân nặng giảm 15kg nên đi khám tại BV ở Kiên Giang (Chồng bà X cũng bị triệu chứng tương tự và cũng sụt mất 10kg).

Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bà bị thiếu canxi nên cho bà bổ sung canxi. Uống hết đơn thuốc nhưng triệu chứng không cải thiện, thậm chí còn nặng hơn nên bà X và chồng lên một BV lớn ở TP Hồ Chí Minh để điều trị. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán vợ chồng bà bị viêm đa dây thần kinh, phải châm cứu và bấm huyệt.

Hết liệu trình điều trị, bệnh không thuyên giảm mà nặng hơn, không chỉ yếu chân tay mà chuyển sang bị liệt cả 2 chân và phải di chuyển bằng xe lăn. Các bác sĩ ở BV gửi mẫu máu của vợ chồng bà sang Singapore để xét nghiệm và kết quả nghi bị nhiễm độc kim loại nặng nên đã giới thiệu ra Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai điều trị.

Sau hơn 1 tháng điều trị tích cực với 8 lần lọc máu và thay huyết tương, sức khỏe của vợ chồng bà X đã dần cải thiện. Ông N đã có thể cầm được bát cơm, tự đứng lên được và bước quanh giường. Bà X đã nói rõ, nuốt bình thường, tự nâng được bát cơm và tự đứng dậy được…

Cũng theo thông tin từ Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai, mới đây Trung tâm cũng tiếp nhận BN Trương Văn Đ (60 tuổi, quê Nghệ An) có tiền sử uống rượu nhiều năm. BN bị đau xương khớp, theo lời mách của một bà mế, ông Đ đã lên rừng đào rễ cây mú từn (tên gọi địa phương) về ngâm rượu uống, khoảng 50ml/ngày.

Sau 10 ngày sử dụng sản phẩm rượu ngâm, BN xuất hiện triệu chứng chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, huyết áp tăng cao. BN được gia đình đưa đến BV địa phương cấp cứu nhưng tình trạng càng tăng nặng, xuất hiện cơn co quắp chân tay khoảng 30 phút nên được chuyển lên tuyến cao hơn và tiếp tục được chuyển đến Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai.

Thận trọng khi sử dụng thảo dược truyền miệng

Trên đây chỉ là số ít trong số rất nhiều BN được Trung tâm Chống độc – BV Bạch Mai cấp cứu do tự ý sử dụng thảo dược trị bệnh (uống trực tiếp hoặc ngâm rượu). TS. BS. Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho hay, BN X và chồng khi nhập viện đều bị liệt rễ và dây thần kinh toàn thân, teo cơ nặng, bà X bắt đầu liệt hầu họng nguy cơ ảnh hưởng chức năng sống còn.

Trung tâm đã tiến hành rất nhiều kiểm tra, xét nghiệm, hội chẩn nhiều chuyên khoa. Các thăm dò và kiểm tra đã loại trừ các nguyên nhân có các bệnh khác, kể cả ngộ độc các kim loại nặng. Hai BN cũng đã được sinh thiết cơ cho thấy có dấu hiệu cơ bị xơ, teo và thoái hóa.

Mẫu cây mà họ mang tới đã được gửi đi nhận dạng bởi các chuyên gia cho thấy đây là cây muồng tây hay muồng lá khế, tên khoa học là Senna occidentalis (hay còn gọi là Cassia occidentalis). Hai vợ chồng bị ngộ độc trong một thời gian khá dài khiến teo hết cơ dẫn đến yếu liệt tất cả các chi. Trung tâm Chống độc đã nỗ lực điều trị bằng những giải pháp tối ưu nhất. Hiện sức khỏe BN đã được cải thiện một phần nhưng về lâu dài thì nguy cơ vẫn có để lại di chứng.

Theo TS. BS. Nguyễn Trung Nguyên, trường hợp của vợ chồng bà X là trường hợp đầu tiên của Việt Nam được phát hiện. Ngoài Việt Nam, trên y văn thế giới mới chỉ công bố một số ít ca ngộ độc vì cây này ở trẻ em Ấn Độ (phần lớn các trẻ đó đã tử vong). Tình trạng ngộ độc loại cây này xảy ra nhiều ở các gia súc, gia cầm ở các nước. Độc tố trong cây muồng tây này là anthraquinone, độc tố có ở toàn bộ cây nhưng tập trung ở hạt, đã được ghi nhận gây độc với cơ, thần kinh, đặc biệt gây hoại tử cơ, thoái hóa cơ, tổn thương gan, não và tử vong trên người và động vật…

Với ca ngộ độc rượu do uống rượu tự ngâm, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết, liên tiếp các ngày 1/5 và 6/5, Trung tâm tiếp nhận và cấp cứu cho 2 trường hợp bị ngộ độc sau khi uống một loại rượu ngâm với rễ cây tự đào trên rừng về để chữa đau lưng, đau khớp gối. Sau khi uống được 5 ngày, các BN đều có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, ù tai, khó thở, thở nhanh và đến viện trong tình trạng toan chuyển hóa nặng, hôn mê, có tổn thương não.

Xét nghiệm mẫu rượu BN mang đến và xét nghiệm máu của BN phát hiện Salicylate có nguồn gốc từ rễ cây. Đây là một loại thuốc giảm đau có trong nhiều loại cây cỏ tự nhiên, có thể được dùng để chữa giảm đau, tuy nhiên nó có độc tính nhất định nếu việc kiểm soát không đảm bảo về liều lượng, cách dùng. Do đó, nếu chúng ta uống các loại rượu ngâm một cách “thoải mái” như thế này thì rất dễ bị ngộ độc.

Đây là hai trường hợp dễ phát hiện, có thể xử lý được, tuy nhiên sẽ có nhiều trường hợp phức tạp khác bởi trong tự nhiên có quá nhiều hợp chất, các chất khác nhau mà chúng ta không biết. Ngộ độc Salicylate có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Từ các trường hợp trên có thể thấy, hiện nay việc ngâm rượu để xoa bóp và uống tại nhà cũng như tự ý kiếm tìm thảo dược trên rừng về trị bệnh là rất phổ biến. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên thận trọng khi sử dụng, tránh “tiền mất, tật mang”.

Đọc thêm

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản
(PLVN) - Ký kết hợp tác hướng đến mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu khoa học, truyền thông giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng, cải thiện sức khoẻ và tăng cơ hội sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao của Nhật Bản, từ đó nâng cao tầm vóc, trí tuệ cho trẻ em Việt Nam.

Phòng, chống dịch bệnh hậu bão lũ: Không thể lơ là

Người dân tại TP Yên Bái dọn dẹp môi trường sau khi lũ rút. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sau bão lũ, dòng nước mang theo vi sinh vật, bụi bẩn, rác thải, gây ô nhiễm môi trường và tăng nguy cơ dịch bệnh. Để sớm ổn định đời sống người dân, ngành Y tế đẩy mạnh các hoạt động xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn là khía cạnh quan trọng trong công cuộc tái thiết cuộc sống sau bão lũ.

‘Vũ khí’ mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam phối hợp cùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết”.

Giới trẻ cần có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình

Giới trẻ cần được truyền thông để hiểu và có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình. (Ảnh minh họa - Nguồn: SYT Hà Tĩnh)
(PLVN) - Ngày 26/9, Cục Dân số, Bộ Y tế đã tổ chức buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024. Cách đây 16 năm, vào ngày 26/9/2007, tại châu Âu, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa Quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày Tránh thai Thế giới.

Nơi bác sĩ và bệnh nhân coi nhau như gia đình

Bác sĩ Phạm Văn Dũng cho bệnh nhân Đặng Hữu Bình tập đứng và đi sau quá trình phục hồi.

(PLVN) - Tận tâm, chu đáo, luôn ở cạnh động viên tinh thần và coi bệnh nhân như người nhà, đó là những gì mà nhiều người bệnh cảm nhận được khi điều trị tại Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn - Bệnh viện Châm cứu Trung ương.