Hành động của cộng đồng quốc tế với Taliban

Lực lượng Taliban canh gác trên đường phố Kabul (Ảnh chụp ngày 16/8/2021: Reuters)
Lực lượng Taliban canh gác trên đường phố Kabul (Ảnh chụp ngày 16/8/2021: Reuters)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một quan chức chính quyền Tổng thống Biden cho biết, Washington đang ngăn chặn Taliban tiếp cận bất kỳ quỹ nào của chính phủ Afghanistan được giữ ở Hoa Kỳ, bao gồm khoảng 1,3 tỷ USD dự trữ vàng được giữ tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết họ đã đồng ý tổ chức một cuộc họp trực tuyến của Nhóm G7 nhà lãnh đạo vào tuần tới để thảo luận về một chiến lược và cách tiếp cận chung đối với Afghanistan.

Một tuyên bố của Liên hợp quốc cho biết, cũng trong tuần tới, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ tổ chức một phiên họp đặc biệt tại Geneva để giải quyết "những lo ngại nghiêm trọng về nhân quyền" sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan.

Ông Ramiz Alakbarov, điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc về Afghanistan, nói với Reuters rằng Taliban đã đảm bảo cho Liên hợp quốc tiếp tục các hoạt động nhân đạo ở quốc gia Nam Á đang chịu hạn hán này.

Còn Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ chỉ hợp tác với Chính phủ Afghanistan sau khi Taliban trở lại nắm quyền nếu phong trào này tôn trọng các quyền cơ bản, bao gồm cả quyền của phụ nữ. Phát biểu họp báo sau cuộc họp trực tuyến với ngoại trưởng các nước EU, Đại diện cấp cao của EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell tuyên bố EU sẽ phải thảo luận với lực lượng Taliban ở Afghanistan "càng sớm càng tốt", nhưng không có nghĩa là EU chính thức công nhận chế độ mới ở nước này.

Đồng quan điểm với EU, Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 17/8 tuyên bố Canada chưa có kế hoạch công nhận Taliban là chính phủ tại Afghanistan sau khi lực lượng này giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul.

Cùng ngày, Phần Lan tuyên bố sẽ dừng viện trợ phát triển cho đối tác hợp tác phát triển lớn nhất là Afghanistan sau khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát nước này. Phần Lan sẽ cân nhắc lại quyết định này sau khi tình hình ở Afghanistan trở nên rõ ràng hơn. Phần Lan cho biết hỗ trợ cho viện trợ nhân đạo, hoạt động của các tổ chức quốc tế và rà phá bom mìn tại Afghanistan lên tới khoảng 30 triệu euro/năm.

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cũng thông báo vẫn đang chuyển viện trợ tới phần lớn các khu vực của Afghanistan, đồng thời tổ chức các cuộc họp ban đầu với các đại diện mới của Taliban tại những thành phố mà lực lượng này vừa giành quyền kiểm soát.

Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Taliban nên cho phép tất cả những người muốn rời khỏi đất nước thực hiện việc này. Mục đích của NATO là giúp xây dựng một chính quyền khả thi ở Afghanistan và cảnh báo rằng Liên minh có thể tấn công nếu Afghanistan một lần nữa trở thành nơi sinh sôi của chủ nghĩa khủng bố.

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden, Jake Sullivan, cho biết Washington có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt và khiến quốc tế lên án và cô lập nếu Taliban không đảm bảo các cam kết tôn trọng quyền phụ nữ mà họ đưa ra.

Trong khi đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 17/8 cho biết nước này có thể duy trì sự hiện diện ngoại giao tại sân bay Kabul sau hạn chót rút toàn bộ binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan vào cuối tháng này, nếu điều kiện cho phép.

Phát biểu với báo giới, ông Ned Price nhấn mạnh Mỹ đang cân nhắc về việc duy trì sự hiện diện ngoại giao sau ngày 31/8. Nếu an toàn và điều kiện thích hợp để Mỹ có thể ở lại lâu hơn thì Washington có thể xem xét vấn đề này.

Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Biden giảm do vấn đề Afghanistan

Quyết định của Tổng thống Biden rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan theo thỏa thuận được đưa ra vào năm ngoái bởi người tiền nhiệm là ông Donald Trump, đã gây ra sự chỉ trích rộng rãi trong nước và giữa các đồng minh của Mỹ.

Theo thăm dò của Reuters hôm 16/8, tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Joe Biden giảm 7 điểm phần trăm (xuống còn 46%), mức thấp nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống kéo dài bảy tháng của ông. Cuộc thăm dò cũng cho thấy chưa đến 50% người dân Mỹ ủng hộ cách ông Biden xử lý vấn đề Afghanistan.

Ông Biden cho biết ông phải quyết định giữa việc yêu cầu các lực lượng Mỹ tiếp tục chiến đấu hoặc tuân theo thỏa thuận rút quân khỏi Afghanistan. Ông cũng đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo chính trị Afghanistan đã bỏ trốn và quân đội không sẵn sàng chiến đấu để Taliban kiểm soát được quốc gia này một cách nhanh chóng.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.