Tối qua 19/5, cầu truyền hình trực tiếp giữa ba điểm cầu Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An), Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội) và Bến Nhà Rồng (TPHCM) mang tên “Hành trình theo chân Bác” đã khiến hàng vạn người rơi lệ.
Hàng ngàn người dân đổ về điểm cầu Nghệ An
Tại điểm cầu Nghệ An, không khí được hâm nóng ngay từ chập tối qua. Hàng ngàn người dân không chỉ trong tỉnh mà cả từ Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình.... hồ hởi kéo nhau về Khu di tích Kim Liên để được xem cầu truyền hình trực tiếp.
Cầu truyền hình “Hành trình theo chân Bác” đã tái hiện lại chặng đường hoạt động các mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung cho đến năm 1911, là người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng. Sau đó là hành trình 30 năm bôn ba khắp xứ người với quyết tâm sục sôi tìm bằng được con đường cứu đồng bào, dân tộc thoát khỏi cuộc sống lầm than, đau khổ. Năm 1941, Người trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo toàn dân cùng đấu tranh giải phóng dân tộc và tiến hành thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cái tên Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ thế giới....
Khi những hình ảnh, đoạn phim tư liệu về Bác được tái hiện lại, hàng vạn người đang theo dõi tại khắp các điểm cầu đã rơi lệ. Bà Nguyễn Thị Lan (Kim Liên,
“Đã 60 tuổi rồi, đây là lần đầu tiên tôi có dịp chứng kiến “cận cảnh” một chương trình trực tiếp, khi nghe giọng nói của người dẫn chương trình, giọng kể của các nhân chứng được gặp Bác Hồ, tôi đã bật khóc” - Ông Phan Văn Bằng đến từ tỉnh Hà Tĩnh bùi ngùi kể lại.
Cũng trong đêm "Hành trình theo chân Bác", người dân cả nước có dịp được nghe ông Nguyễn Thanh Xuân (77 tuổi) - ở xóm Sơn 1, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, người ghi lại những giây phút cuối cùng của Bác - kể lại những cảm xúc, kỷ niệm khi chính mình là người được quay những thước phim về Người; vinh dự có mặt và ghi lại những giây phút cuối cùng trước lúc Người đi xa....
Hơn 7.000m phim được dùng trong những ngày ấy đã trở thành tư liệu để ông dựng nên bộ phim nổi tiếng "Những giây phút cuối cùng của Bác Hồ". Ngoài ra, cùng các đồng nghiệp, ông đã góp phần dựng lên bộ phim tư liệu dài tập "Chúng con nhớ Bác".
Nguồn: Dân trí