Hàng trăm trường 'chốt' điểm chuẩn, loạt trường tuyển bổ sung chỉ tiêu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện có khoảng 150 trường công bố điểm chuẩn đại học năm 2024, trong đó nhiều trường đồng thời công bố tuyển sinh bổ sung hàng nghìn chỉ tiêu.

Hàng trăm trường 'chốt' điểm chuẩn, nhiều ngành gây bất ngờ

Đến 17h hôm nay, 19/8, là hạn cuối cùng để các trường đại học, cao đẳng hoàn thành việc công bố điểm chuẩn và kết quả xét tuyển đợt 1. Đến thời điểm hiện tại, có khoảng 150 trường đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2024.

Theo thang điểm 30, trường có điểm chuẩn cao nhất là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ở 2 ngành Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử với 29.3 điểm. Đứng ở vị trí thứ hai với 29.2 điểm là ngành Trung Quốc học của Học viện Ngoại giao. Thứ 3 là ngành Quan hệ Công chúng của Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) với 29.1 điểm.

Một loạt các ngành tại các trường đại học cũng có điểm chuẩn trên 29 có thể kể đến như: Sư phạm Địa lý với 29,05 điểm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng có 2 ngành khác lấy điểm chuẩn trên 29 là Hàn Quốc học (29.05 điểm) và Báo chí (29.03 điểm)...

Ở thang điểm 40, ngành chiếm ngôi vị đầu bảng với 38,12 điểm là ngành Lịch sử của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Năm 2024 là năm đầu tiên Trường đại học Y Hà Nội áp dụng tổ hợp xét tuyển khối C và D. Ở tổ hợp khối C (Văn, Sử, Địa), ngành Tâm lý học có điểm chuẩn gây bất ngờ khi chiếm ngôi đầu bảng với 28.83/30 điểm. Ở tổ hợp truyền thống B, Y khoa vẫn dẫn đầu với 28,27 điểm, tăng 0,54 so với năm ngoái. Nếu có chứng chỉ tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 hoặc tiếng Pháp DELF B2, thí sinh chỉ cần đạt 26,55 điểm để đỗ. Mức thấp nhất là 19 điểm áp dụng với ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học và Kỹ thuật phục hồi chức năng tại phân hiệu Thanh Hóa.

Nhiều trường vừa công bố điểm liền bổ sung chỉ tiêu

Học viện Hàng không Việt Nam vừa thông báo tuyển sinh bổ sung 500 chỉ tiêu cho 5 ngành trên cả nước đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT. Theo đó mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển THPT và học bạ chỉ từ 16 đến 18 điểm. Cụ thể như sau:

Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng thông báo tuyển bổ sung 150 sinh viên bằng các phương thức: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, dựa vào hồ sơ năng lực và phỏng vấn, xét điểm thi đánh giá năng lực do hai đại học quốc gia tổ chức, xét chứng chỉ SAT, ACT hoặc A-Level.

Điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và TP HCM lần lượt là 80/150 và 760/1200. Thí sinh dùng chứng chỉ quốc tế cần có SAT 1200/1600, ACT 22/36 hoặc A-Level 60/100 (bắt buộc có Toán).

Với cách xét điểm thi tốt nghiệp và đánh giá hồ sơ, điểm đủ điều kiện xét vào Đại học Việt Nhật như sau:

Trường Đại học FPT cũng thông báo tuyển sinh hệ đại học chính quy đợt 2 năm 2024 với 500 chỉ tiêu tại Hà Nội, 500 chỉ tiêu tại TP HCM, 300 chỉ tiêu tại Đà Nẵng, 300 chỉ tiêu tại Bình Định, 300 chỉ tiêu tại Cần Thơ theo phương thức xét kết quả xếp hạng học sinh THPT, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển thẳng.

Tại TP HCM, một số trường cũng đồng loạt tuyển sinh bổ sung như: Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP HCM, Trường đại học Giao thông Vận tải TP HCM, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Văn Hiến,...

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.