Hàng ngàn sinh viên ĐH Luật TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội... bị buộc thôi học

Sinh viên vào ĐH không phải để “ xả hơi”. Ảnh minh họa
Sinh viên vào ĐH không phải để “ xả hơi”. Ảnh minh họa
(PLO) -Những ngày qua, các trường đại học (ĐH) lớn công bố  hàng ngàn sinh viên (SV) bị buộc thôi học. ĐH Luật TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố danh sách cả trăm SV bị kỷ luật vì học kém. Điều bất ngờ với dư luận bởi đây là các trường có điểm “đầu vào” khá cao, thu hút lượng thí sinh khá giỏi của các kì tuyển sinh… 

Hết thời "vào khó, ra dễ"?

Việc ban hành quy định cảnh báo, đình chỉ hoặc buộc thôi học đối với SV đã được các trường đại học áp dụng từ nhiều năm nay và cũng trở nên bình thường với nhiều trường. Tại Hà Nội, ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, mỗi năm, ĐH Bách khoa Hà Nội có tới 700-800 SV bị buộc thôi học.

Và số thí sinh buộc thôi học này khá lớn ở TP HCM. ĐH Luật TP HCM cho biết, danh sách kỷ luật học sinh mà trường vừa công bố có hơn 220 SV chính quy và văn bằng hai chính quy, dự kiến bị cảnh cáo học vụ, đình chỉ học một năm hoặc buộc thôi học vì có kết quả học tập yếu kém. Trong số này, có nhiều SV bỏ ngang việc học để ôn thi ngành khác, nhiều SV do học yếu, điểm rất kém...

Cụ thể, 66 SV hệ chính quy văn bằng 1 bị cảnh báo do điểm trung bình chung học tập của học kỳ 2 năm học 2016-2017 đạt dưới 1,0 điểm (thang điểm 4). 41 SV khác của hệ này bị buộc thôi học do bị cảnh báo học vụ hai lần (điểm trung bình chung học kỳ 1 và học kỳ 2 năm học 2016-2017 dưới 1,0). Đối với hệ chính quy văn bằng 2, có 52 SV bị đình chỉ học một năm do điểm trung bình học tập năm học 2016-2017 dưới 5,0 và 71 người bị buộc thôi học do điểm này dưới 3,5. Như vậy, 112 SV của ĐH Luật TPHCM bị buộc thôi học kể từ học kỳ 1 năm học 2017-2018.

Trước đó, Trường ĐH Nông lâm TPHCM cũng đã đình chỉ một năm học đối với 15 SV vì nhờ người thi hộ ở đợt thi lấy chứng chỉ tiếng Anh chuẩn B1 cuối học kỳ 1 năm học vừa qua. Quyết định đình chỉ 15 SV được thông báo trong toàn trường, để làm gương cho các SV khác trong việc chấp hành nội quy, quy chế nhà trường. Quyết định này cũng được gửi về gia đình để phối hợp quản lý. Quá trình chịu kỷ luật, các SV bị đình chỉ học nếu tích cực rèn luyện, sẽ được xem xét cho học lại.

 Và cũng gần đây nhất, tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM vừa có cảnh báo học vụ hơn 600 SV học kỳ 2, năm học 2016-2017 vì điểm kém so với chất lượng đào tạo của nhà trường và buộc thôi học tới gần 120 SV. Các trường như ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM, ĐH Giao thông Vận tải TP HCM… cũng cho biết mỗi năm nhà trường phải buộc thôi học tới hàng trăm SV ở các ngành học khác nhau.

Không có chuyện… xả hơi

Đành rằng, đây không phải là lần đầu chuyện SV bị buộc thôi học gây xôn xao dư luận. Vài năm trước, riêng ĐH Tây Nguyên cũng đã công bố hàng ngàn SV bị buộc thôi học. Tuy nhiên, với hàng trăm SV bị cảnh báo, đình chỉ học ở mỗi trường trong một năm đặt ra câu hỏi vì sao những SV từ những thí sinh có học lực khá, giỏi, kiên cường vượt qua kì thi lại không còn giữ được phong độ sau quá trình rèn luyện ở phổ thông?.

Không thể phủ nhận, nếu như ở bậc phổ thông, học sinh phải học cật lực để giỏi đều các môn, mới hy vọng vượt qua kì thi tốt nghiệp và bứt phá xét tuyển vào ĐH. Khi vào ĐH, SV sẽ bỡ ngỡ bởi cách học như “buông” hoàn toàn. Cùng với đó, học theo tín chỉ, SV sẽ phải lượng sức để tự học, tự nghiên cứu! Có nghĩa sức học đến đâu các em sẽ hoàn thành chương trình sớm đến đó. Nhưng thực tế, khi các em được buông lỏng, không ít em đã mải chơi, hoặc ham “làm giàu” thần tốc mà bỏ bê học hành.

Theo ông Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, việc thay đổi môi trường học, phương pháp học, định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng khiến nhiều SV bị “lạc” trong chính kiến thức mà mình gặp phải. Và với mô hình đào tạo theo tín chỉ, tự đăng ký môn học, nhiều em theo tâm lý đám đông, đăng ký nhiều tín chỉ nhưng không hoàn thành. Nhiều SV từ phổ thông vào ĐH dễ bị thất vọng vì chương trình đào tạo khi phải học các môn đại cương, các môn chính trị sau đó mới được học những kiến thức về chuyên ngành. Chính bởi vậy, dù đầu vào của ĐH Bách khoa cao nhưng điểm trung bình 2 năm đầu của các em chỉ xoay quanh 2/4. Giáo viên ở trường chấm điểm rất chặt.

Chưa kể đến việc các SV quá sa đà vào các trò chơi điện tử, chưa xác định rõ con đường phía trước nên chưa có mục tiêu phấn đấu. Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, các SV phải chịu áp lực lớn bởi môn Toán cao cấp và Vật lý đại cương được dạy ngay từ năm đầu. Nếu SV không phấn đấu trong học tập thì sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị buộc thôi học, ông Trần Văn Tớp cảnh báo.

Do vậy, để khắc phục, Trường ĐH Bách khoa cũng cho biết sẽ cấp mã số tài khoản quản lý học tập cho SV và cả phụ huynh để phụ huynh nắm được lịch học của con mình, kiểm soát được tình hình sau đó sẽ định hướng cho con em mình ổn định tinh thần, giúp đỡ SV học tập ổn định hơn, tránh tình trạng xấu nhất.

Đồng quan điểm, TS.Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Khoa học Giáo dục Hà Nội cũng cho rằng, những năm gần đây hiện tượng một bộ phận SV có tư duy lệch lạc rằng vào đại học để chơi, để hưởng thụ dẫn đến nhiều hệ lụy. Nhiều SV chưa xác định được lý tưởng học tập, con đường phấn đấu cho riêng mình. Dễ chạy theo các trào lưu, mải chơi, sa đà vào chơi bời, yêu đương… một bộ phận SV còn buông thả, mắc vào tệ nạn xã hội.

“Theo tôi, các trường không nên dung túng, dễ dãi để SV thích học thì học, thích nghỉ là nghỉ, học kém cũng được tốt nghiệp. Nhà trường nên tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, tọa đàm để nâng cao lý tưởng sống và học tập cho SV. Các em cần có hoài bão để thôi thúc học tập, cống hiến cho xã hội”. 

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia giáo dục, phần lớn các SV khi nhập học mới bắt đầu cuộc sống tự lập, vì vậy, cần có sự quan tâm sát sao của nhà trường, tránh những sai lầm đáng tiếc khi sự đã rồi…

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.