Hàng loạt các vụ bạo lực trong nhà trường: Lỗi hệ thống?

Giáo viên ngày nay đang dần xa rời với tiêu chí “mẹ của em ở trường, là cô giáo mến thương”. Ảnh minh họa.
Giáo viên ngày nay đang dần xa rời với tiêu chí “mẹ của em ở trường, là cô giáo mến thương”. Ảnh minh họa.
(PLO) - Chỉ trong một tháng, Bộ GD&ĐT đã “yêu cầu xử lý nghiêm” 6 lần sau các vụ việc liên quan học sinh - giáo viên, cô giáo - phụ huynh. 

Từ vụ cô giáo bắt phạt học sinh quỳ và bị phụ huynh “trả đũa” tới vụ phạt uống nước giẻ lau bảng, phạt bằng cách im lặng trên bục giảng suốt hơn ba tháng và gần đây nhất, thầy giáo bị chính lớp trưởng mà thầy chủ nhiệm đâm ngay sau giờ tan học…

Và điều đáng nói những diễn biến sau đó, học sinh dũng cảm lên tiếng sẽ chuyển trường ngay đầu tuần này, gia đình bé 8 tuổi uống nước giẻ lau bảng cũng đang có ý định xin chuyển trường, bởi các em không thể chịu đựng hơn nữa những áp lực và sự kì thị khi cực chẳng đã phải lên tiếng phản ánh về thầy cô mình… Một môi trường giáo dục mà sự thật, lòng dũng cảm, sự trung thực… không có đất sống thì sẽ đi về đâu?

Khi cái đúng, thành… sai?

Đầu tháng 3 là trường hợp giáo viên ở Long An bị phụ huynh ép quỳ vì cô này phạt học sinh quỳ gối, khiến các em sợ phải nghỉ học. Tiếp đó, thầy giáo tại Trường THCS Tân Thành, Nghệ An, bị anh trai của học sinh đánh dập mũi để “trả thù”. Cũng ở Nghệ An, giáo viên thực tập tại trường Mầm non Việt - Lào bị phụ huynh đánh, bắt quỳ, dù đang mang thai.

Cuối tháng 3, một nữ sinh Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP HCM) vừa khóc vừa kể về giáo viên dạy Toán suốt một học kỳ lên lớp không hề nói gì, không giảng bài, chỉ im lặng khiến học trò sợ hãi.

Sáng 5/4, một học sinh ở Quảng Bình, sau khi bị giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở vì hình xăm trên người, đã thủ sẵn dao bấm đâm thầy giáo trọng thương.

Thông tin mới nhất về vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương, Trường Tiểu học An Đồng, An Dương, Hải Phòng bắt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng là việc ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với giáo viên này. Thầy giáo ở Quảng Bình bị học sinh đâm vào bụng đã qua cơn nguy kịch… 

Về sự việc của em Song Toàn, cô bé 17 tuổi sẽ chuyển trường ngay trong tuần này bởi em đang bị lên án, đổ lỗi cho sự “trung thực” của mình như một sự giải cứu, dù đây  là một động thái tích cực của chính quyền, vì một mục đích mang màu sắc nhân văn... Để bảo vệ em, người ta đã phải lo liệu cho một cuộc “tháo chạy’ thay cho việc phải làm gì đó để em được học tập tại chính ngôi trường mà em đã dũng cảm phản ánh một sự việc bất thường.

Thế nhưng, nhiều quan điểm cho rằng, đằng sau động thái nhanh gọn, quyết liệt và nhân văn thực chất là một sự thừa nhận thất bại của cái đúng. Và đó là một minh chứng, một câu chuyện nữa cho thấy điều có lý đang thuộc về đám đông.

Một đám đông cho phép mình kì thị, gây áp lực. Trong đó, nhiều người còn không ý thức được vì sao mình kì thị, mình ném đá. Họ tự cho rằng mình là người bị hại và phải tìm một nơi đổ lỗi lý tưởng chính là cô bé đã dũng cảm đứng lên nói ra sự thật? Và khi cái sai chịu sự chi phối của tâm lý đám đông sẽ trở thành cái đúng. Khi mà ngay tại ngôi trường ấy, em Song Toàn đang bị chính bạn bè chỉ trích nặng nề bởi làm ảnh hưởng tới thành tích của trường, ảnh hưởng tới thầy cô, đáng lẽ chỉ “đóng cửa bảo nhau” thì đâu đến nỗi…

Tương tự như vậy, khi cô giáo vắt giẻ lau bảng cho một đứa trẻ 8 tuổi uống với lý giải để “cháu ngoan hơn”. Và nhiều giáo viên đã đồng loạt phát biểu rằng bình thường cô ấy hiền lành, tử tế. Để chứng minh cho điều đó, người ta đã tả việc học sinh khóc vì nhớ cô giáo “giẻ lau”. Lại là áp lực của số đông. 

Trên trang cá nhân, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ bày tỏ: “Dù chọn hướng giải quyết nào, thì vấn đề vẫn nằm ở chỗ: học sinh không đáng bị  dạy bởi một cô giáo không nói. Học sinh không phải hứng chịu hình ảnh một người thầy “ngậm miệng” khi mà nền giáo dục bao năm qua “ngậm miệng” đã quá đủ và đã để lại quá nhiều hệ luỵ từ sự ngậm miệng ấy.

Suy cho cùng, đó là sản phẩm của giáo dục, từ giáo dục gia đình đến giáo dục nhà trường. Lệch lạc trong nhận thức, suy đồi trong ngôn ngữ, thì lỗi chắc chắn là ở giáo dục và văn hoá giáo dục chứ chẳng là gì khác. Khi một người thầy cho mình cái quyền được “ngậm miệng” như cô giáo dạy Toán, được quyền nói tục như thầy dạy văn ở Phú Nhuận và được quyền bắt học sinh uống nước lau bảng, thì hỏi sao không có không ít học trò lệch lạc về nhận thức, ngôn ngữ và văn hoá. Cộng với những phụ huynh cư xử kiểu ăn miếng trả miếng, chưa dạy văn hoá ứng xử cho con cái đã dạy thói hơn thua, sẽ hình thành nên những bầy cừu, bầy sói trong cái sự nghiệp giáo dục “ngậm miệng” ấy”.

Đánh thức trái tim thầy và trò

Nhiều thầy cô cho rằng, trước khi vào nghề, thầy cô cần được học và có lời thề về đạo đức người thầy. Nhưng sẽ không có lời thề nào lớn hơn đã theo nghề giáo phải có lòng yêu thương trẻ, và khát khao dạy những đứa trẻ làm người với tất cả sự thiên lương và nhân văn.

Trở lại sự việc cô giáo bắt phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng, nhà văn Sương Nguyệt Minh bày tỏ: Ai đã từng đi học đều biết cái giẻ lau bảng là thứ kinh khủng như thế nào. Nó vừa bẩn, vừa hôi. Ở các vùng nông thôn, đôi khi nó còn là mảnh quần, mảnh áo được xé ra từ món đồ cũ của ai đó vứt đi. Nó rất bẩn khiến lũ trẻ phải trực nhật cũng luôn đùn đẩy nhau đi “giặt giẻ”. Có lẽ vì thế, ai cũng cảm thấy bức xúc, phẫn nộ trước thông tin cô giáo nỡ bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng.

Những sự việc ấy là sự tiếp nối khi chỉ cần 9 điểm là học sinh có thể được học trong một trường sư phạm để rồi 3 năm sau trở thành thầy cô giáo. Rồi những thầy cô giáo chỉ đạt 3 điểm/môn ấy sẽ có gì để dạy cho học sinh? Khi không thể “dạy” và cũng không biết “dỗ” thì những hình phạt như quỳ, bắt uống nước giặt giẻ lau… lại trở thành cách để các thầy cô khỏa lấp đi sự thiếu hụt kiến thức giáo dục khủng khiếp của mình.

Ở góc độ đặt mình vào những giáo viên mắc sai lầm vừa qua, TS. Toán Chu Cẩm Thơ đã có những  lý giải cho rằng, một cô giáo bắt học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng. Cô ấy coi đó là biện pháp để phạt vì học sinh nói chuyện riêng, ảnh hưởng đến các bạn. Cô giáo ấy trẻ, đây là năm học đầu tiên của cô ấy. Cô ấy học văn bằng 2, có thể cô ấy có đủ kiến thức về chuyên môn, nhưng có thể cô ấy thiếu nhiều quá. Cô ấy thiếu kinh nghiệm xử lí tình huống sư phạm. Cô ấy thiếu kiên nhẫn với trẻ em. Cô ấy thiếu những năm tháng giúp cô ấy được đào tạo bài bản, những khát khao dạy người.

Một giáo viên không nói, không giảng bài cho học sinh nghe. Cô ấy nói, vì sợ bị ghi âm (như lời dọa của một học sinh cũ). Cô ấy có thể không thiếu tuổi đời. Nhưng cô ấy thiếu sự tự tin: mình dạy cho học sinh những điều tốt vì sao phải sợ một lời đe dọa; cô ấy thiếu những giúp đỡ chân tình từ đồng nghiệp, cô ấy bị thiếu những giám sát, cảnh tỉnh kịp thời từ sếp, từ nhà trường. Cô ấy thiếu sự dũng cảm, thiếu niềm tin, thiếu cảm xúc yêu thương được nói, được giảng cho những học sinh khác.

Một giáo viên đã quỳ khi bắt phạt một học sinh quỳ. Cô ấy thiếu hiểu biết về hình phạt quỳ. Cô ấy thiếu sự tôn trọng học trò. Cô ấy thiếu cả sự bảo vệ bản thân, trước mình, trước người khác. Một giáo viên bị học sinh đâm trọng thương bằng 7 nhát dao. Học sinh đâm thầy học lớp 12, là lớp trưởng mà thầy chủ nhiệm. Thầy giáo ấy đã thiếu hiểu biết về tâm lí học trò, về cách phê bình, cách nhận xét. Thầy ấy thiếu “cute” khi cho rằng “hình xăm” là cái gì đó cần lên án. Thầy ấy thiếu một học trò ngoan, hay thiếu một người bạn. Chàng trai tuổi 17-18 đã thực sự là bạn của thầy, chứ không chỉ là một đứa học trò, chỉ biết cúi đầu nghe mắng mỏ.

Đồng thời, TS. Chu Cẩm Thơ cũng bày tỏ: “Là một người làm nghiên cứu giáo dục, nhất là những gì tôi đã trải qua, kinh nghiệm với việc tiếp xúc, làm việc với hàng ngàn giáo viên, việc huấn luyện trực tiếp những giáo viên ở nhiều miền của Tổ quốc, tôi mới thấy những thứ mà giáo viên thiếu, và yếu, mà rất lâu không được khắc phục. Đó là những kĩ năng mềm về giao tiếp với học sinh, với cha mẹ, với cộng đồng, kĩ năng quản lí và phát triển bản thân. Họ cứ nghĩ có được một công việc ổn định là được, họ đang “liều” mà không biết.

Khi họ nhận một công việc, mà họ không am hiểu, không yêu, thì họ đã bắt đầu đặt mình vào tình trạng “nguy hiểm rồi”. Khi họ đã ra trường, không ít người đã lâu không được bồi dưỡng về ứng xử giữa gia đình, học sinh… Trong chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”, chúng tôi gặp nhiều trường hợp giáo viên đã thất bại, đã không hạnh phúc với nghề nghiệp chỉ vì họ chỉ cố để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, và nhận lại áp lực nghề nghiệp, trong khi cánh cửa để đánh thức việc học tập của tụi nhỏ chính là “trái tim”, sự gần gũi với đứa trẻ…”. 

Và có một thực tế không thể phủ nhận, căn bệnh thành tích ăn sâu thâm căn cố đế vào ngành giáo dục. Trở thành một thứ rào cản khủng khiếp để giáo viên có thể “thật lòng” với chính mình. Thầy cô bị bủa vây bởi những chỉ tiêu, những thành tích của nhà trường, và mỗi nhà trường là một lãnh địa riêng đầy quyền uy và áp đặt. Do đó, sự thay đổi lớn nhất chính từ thầy cô và các nhà trường. Không có sự áp đặt, hà khắc thiếu nhân văn nào đi đến trái tim học trò. Tại sao học trò có thể yêu cô giáo này, mà không thích thầy giáo kia. Đó chính là tình yêu nghề và sự quyến rũ riêng của mỗi thầy cô…

Cũng như nhiều ý kiến cho rằng, Tư lệnh ngành giáo dục, thay vì công văn công điện khẩn, đường dây nóng được khẩn cấp đưa ra, là thanh tra được chỉ tạo xuống tận nơi và giải quyết thấu đáo quyết liệt. Cùng với đó là những tâm thư khích lệ lòng trắc ẩn, động viên an ủi những gia đình phụ huynh hay thầy cô bị tổn thương. Và hơn tất cả là một cơ chế của sự “thật lòng”, không phải là nguyên tắc thầy luôn đúng, trò luôn sai. Để mỗi học trò, khi trưởng thành, nhìn lại những năm tháng đẹp đẽ hay sóng gió ở một ngôi trường nào đó, là những thân thương, đáng yêu, chứ không phải là một vết sẹo…

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Đọc thêm

Thiêng liêng và đẹp đẽ - tình thầy trò…

Thầy giáo Nguyễn Quang Thọ và cô giáo Nguyễn Thị Dung chia sẻ câu chuyện xóa mù chữ cho đồng bào Mông trong chương trình “Thay lời tri ân” 2024. (Ảnh: MOET)

(PLVN) - Mỗi chúng ta đều có một vài người thầy sẽ ở trong tim suốt hành trình về sau này của cuộc đời. Có thể đó là những người thầy đã nắm tay bạn vượt qua những ngã rẽ bất ngờ, hoặc đó chỉ giản đơn là những người thầy trong miền thơ ấu trong veo, ăm ắp kỷ niệm. Bởi thế, mỗi chúng ta luôn có một nơi để trở về, thiêng liêng và đẹp đẽ, được viết nên bởi tình thầy trò…

Giải pháp để giáo dục Việt Nam thăng hạng quốc tế

GS. Võ Xuân Vinh. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu, ngành Giáo dục Việt Nam cần phấn đấu thăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Theo mục tiêu, đến 2030, Việt Nam nằm trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học, có trường ĐH lọt top 100 hàng đầu trên thế giới.

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...