Hẩm hiu những ngành có tên… không đẹp

Tâm lý chọn trường thời thượng, theo cảm tính khiến không ít thí sinh mất cơ hội vào ĐH công lập. Trong khi đó, không ít trường công lập vẫn phải xét tuyển nguyện vọng (NV) 2, 3 dù điểm chuẩn của nhiều ngành chỉ bằng điểm sàn. 

Tâm lý chọn trường thời thượng, theo cảm tính khiến không ít thí sinh mất cơ hội vào ĐH công lập. Trong khi đó, không ít trường công lập vẫn phải xét tuyển nguyện vọng (NV) 2, 3 dù điểm chuẩn của nhiều ngành chỉ bằng điểm sàn. 

Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM), cho biết: nhóm ngành khoa học cơ bản như Toán - tin, Vật lý, Khoa học vật liệu, Địa chất, Hải dương học - khí tượng - thủy văn của trường chưa bao giờ có mức điểm chuẩn như mong muốn. “Chưa nói tới việc điểm chuẩn chỉ bằng sàn hoặc nhỉnh hơn 1 - 2 điểm, nhìn vào tỷ lệ thí sinh “chọi” hằng năm cũng thấy rõ sự thờ ơ với những ngành đang rất cần người giỏi”, ông Quang than thở.

Bị chê vì tên không “hot”

Năm 2009, ĐH Nông lâm TP HCM có 41.542 thí sinh dự thi vào 47 ngành, tỷ lệ “chọi” trung bình là 1/10,76. Thế nhưng, điểm chuẩn hầu hết chỉ bằng điểm sàn (13). PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng ĐH này, cho biết: những ngành đặc thù của trường như Ngư y, Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, Chế biến lâm sản, Lâm nghiệp, Nông lâm kết hợp, Chăn nuôi, Cơ khí nông lâm… luôn có điểm chuẩn thấp vì “tên không hot” nên ít thí sinh dự thi. Còn những ngành có gắn hai chữ “công nghệ” như Công nghệ sinh học (khối A 16, khối B 20), Công nghệ hóa học (khối A 14, khối B 19)… điểm chuẩn luôn ở mức cao.

Mô tả ảnh.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2009 tại Sở GD-ĐT TP HCM. Ảnh: Anh Dũng

Tương tự, ĐH Nông lâm (ĐH Huế) có 18 ngành thì tất cả đều đạt “chuẩn sàn” của Bộ GD-ĐT là: khối A 13 điểm, khối B 14 điểm.  Thực tế này cũng xảy ra ở các ngành Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Địa chất, Xã hội học, Ngôn ngữ… của ĐH Khoa học (ĐH Huế). Một đại diện Ban đào tạo ĐH Huế từng nói vui: “Cứ thi vào các ngành này của trường là chắc chắn đậu, vì không năm nào qua mức điểm sàn!”. 

ĐH GTVT TP HCM cũng có đến 14/22 ngành chỉ có điểm chuẩn là 13 như: Điều khiển tàu biển, Khai thác máy tàu thủy, Điện tự động tàu thủy, Tự động hóa công nghiệp, Đóng tàu và công trình nổi, Cơ giới hóa xếp dỡ… Trong khi nhóm ngành Kinh tế, Công trình xây dựng luôn có điểm chuẩn từ 15 trở lên. 

Th.S Trần Đình Lý khuyên các thí sinh trước khi đăng ký dự thi ĐH, CĐ, cần lưu ý bản thân có thực sự yêu thích và  đủ năng lực vượt qua kỳ thi để vào ngành đó không. Thí sinh cũng cần tìm hiểu ngành muốn thi vào có ở trường nào, rồi so sánh điểm chuẩn của từng trường qua các năm để lượng sức.

 Bốn ngành Kinh tế học, Kinh tế quản lý công, Hệ thống thông tin quản lý, Luật kinh doanh ở Khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TP HCM) từ năm 2005 đến nay chưa bao giờ bước qua mức điểm 16. Còn những ngành có “tên đẹp” như: Kinh tế đối ngoại, Tài chính ngân hàng, Kế toán kiểm toán… có mức chuẩn thường từ 18-21 điểm.

 

Hàng loạt ngành của ĐH Cần Thơ như Toán ứng dụng, Sư phạm Vật lý - công nghệ, Cơ khí chế biến, Cơ khí giao thông, Quản lý công nghiệp, Quản lý đất đai, Quản lý nghề cá, Sư phạm Pháp văn…; các ngành Trồng trọt, Chăn nuôi, Phát triển nông thôn, Kỹ thuật môi trường của  ĐH An Giang; hay các nhóm ngành Khai thác hàng hải, Cơ khí, Nuôi trồng thủy sản, Công nghệ kỹ thuật môi trường… của ĐH Nha Trang chưa bao giờ “qua mốc” 13 điểm!

“Khát” thí sinh giỏi

Có thể liệt kê ra nhiều ngành của các ĐH công lập mà với mức chuẩn chỉ từ 13-15 điểm, thí sinh đậu dễ dàng, nhưng các trường lại phải “đỏ mắt” tìm sinh viên bằng cách xét tuyển NV 2, 3! “Học sinh giỏi hiện đang quay lưng với nhóm ngành khoa học cơ bản như Toán, Vật lý, Hóa học… trong khi đây là những ngành cần nhiều học sinh giỏi ”, Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang than thở. Ông Quang cho biết, để “cứu” các nhóm ngành khoa học cơ bản, năm nay bên cạnh đào tạo chuyên môn, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM) sẽ đào tạo thêm một số kiến thức về kinh tế, sư phạm… để khi sinh viên ra trường có nhiều cơ hội làm việc hơn.

Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, Trưởng phòng Đào tạo Khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TP HCM), cho biết các ngành Kinh tế học, Kinh tế quản lý công, Hệ thống thông tin quản lý của trường… luôn vắng thí sinh. “Do đây  là những ngành cơ bản, còn các ngành khác có tên cụ thể, nên thí sinh nghĩ ra trường dễ tìm việc làm hơn. Mặc dù các ngành này chủ yếu làm việc ở các cơ quan nhà nước, nhưng trong quá trình đào tạo, sinh viên cũng được học các ngành như đầu tư, tài chính, ngân hàng... do đó vẫn làm tốt ở các lĩnh vực kể trên sau khi tốt nghiệp”, ông Thoại phân tích.

Còn thạc sĩ Trần Đình Lý, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp (ĐH Nông lâm TP HCM), cho biết các ngành Chế biến thủy sản, Chế biến lâm sản, Kinh tế nông lâm, Cơ khí nông lâm hiện đang rất cần nhân lực. “Sinh viên chưa ra trường đã có việc làm, thậm chí khi làm đề tài tốt nghiệp tại các công ty, sinh viên được trả lương, sau khi tốt nghiệp được nhận vào làm việc. Rất nhiều công ty tìm không ra kỹ sư các ngành này, mặc dù họ sẵn sàng trả mức lương cao”, ông Lý chia sẻ.


Theo Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.