Hai vợ chồng cùng “vượt lên chính mình”

Cặp vợ chồng anh K’Hoàng, chị Nguyễn Thị Ánh, chủ doanh nghiệp Mây, tre, lá Hoàng Nhĩ Đan ở Đạ Tẻh là điển hình của sự đồng lòng, nỗ lực cùng “vượt lên chính mình”, chiến thắng bệnh tật để mang lại niềm vui, hạnh phúc không chỉ cho bản thân, mà còn cho những người thân và bạn cùng cảnh ngộ.

[links()]Ông bà thường dạy “Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn” để khuyên vợ chồng cùng đồng lòng trong cuộc sống thì không một khó khăn nào không thể vượt qua. Bình thường là vậy, nhưng đối với những vợ chồng gặp bất hạnh thương tật, thì sự đồng lòng nỗ lực “vượt lên chính mình” cần phải nhân lên gấp bội phần. Cặp vợ chồng anh K’Hoàng, chị Nguyễn Thị Ánh, chủ doanh nghiệp Mây, tre, lá Hoàng Nhĩ Đan ở Đạ Tẻh là điển hình của sự đồng lòng, nỗ lực cùng “vượt lên chính mình”, chiến thắng bệnh tật để mang lại niềm vui, hạnh phúc không chỉ cho bản thân, mà còn cho những người thân và bạn cùng cảnh ngộ. K’Hoàng sinh ra trong một gia đình đông con ở Thị trấn Di Linh. Khi lên 2 tuổi, anh bị sốt nặng nằm liệt giường nhiều ngày, rồi bị di chứng liệt cả 2 chân. Từ đó, cuộc đời anh gắn liền với đôi nạng gỗ. Nhưng ước mơ được đi học để có kiến thức vào đời vẫn luôn cháy bỏng trong con người khuyết tật ấy. Chính vì vậy, trong suốt 12 năm sau ngày bị bệnh, bên cạnh những học sinh lành lặn vui đùa trong sân trường, người ta vẫn thường bắt gặp hình ảnh một học sinh chống nạng kiên nhẫn từng bước đến trường, đến lớp và kiên nhẫn bên bàn học với những bài văn, bài sử, bài địa lý, những con số toán học, hóa học, vật lý,… Cứ thế, K’Hoàng kiên nhẫn vượt qua từng lớp, từng cấp học với học lực khá, giỏi. Đến năm 1994 anh đỗ tốt nghiệp 12 và cùng thi đậu vào 3 trường đại học trong năm đó. Nhưng những năm đó, những người khuyết tật như anh chưa được xã hội quan tâm nhiều, vả lại kinh tế gia đình khó khăn, người nhà nặng về suy nghĩ “không ai nhận người tàn tật vào làm việc”, nên không cho K’Hoàng theo đuổi con đường đại học, anh đành gác lại ước mơ ngồi trên ghế giảng đường đại học. Với ý chí “tàn mà không phế”, không sống phụ thuộc vào người thân, phải tự lực vươn lên, K’Hoàng xoay xở nhiều nghề để kiếm kế sinh nhai như: may, đan, vá xe đạp… nhưng vẫn không thành công. Anh xin gia đình được đi học nghề sửa chữa điện tử, gia đình đồng ý và với nỗ lực của bản thân, tay nghề K’Hoàng không ngừng được nâng cao. Anh mở tiệm sửa chữa và được mọi người tín nhiệm, tiệm của anh thu hút khách hàng ngày càng nhiều, thu nhập cũng dần được nâng cao, không chỉ đủ để trang trải cho bản thân, mà còn phụ giúp được một phần cho gia đình. Với bản thân, thế là tạm ổn, nhưng K’Hoàng vẫn luôn canh cánh nỗi lòng khi thấy nhiều người cùng cảnh ngộ không có công ăn việc làm, thế là tiệm sửa chữa điện tử của anh trở thành điểm dạy nghề miễn phí cho một số người khuyết tật vào năm 1997. Trong số họ, có người không theo đuổi được đến cùng do trình độ văn hóa thấp, nhưng cũng có không ít người trở thành “những ông chủ”,  hoặc những kỹ thuật viên có uy tín của những cơ sở sửa chữa điện tử, điện gia dụng… Điều đáng nói là cũng từ khi có công ăn việc làm ổn định, anh say mê hoạt động trong tổ chức Hội những người khuyết tật và say mê rèn luyện thể thao. Vì vậy, năm 1999 K’Hoàng được bầu làm phó chủ nhiệm CLB khuyết tật Đà Lạt, năm 2001 đến 2006 là chủ tịch Hội người khuyết tật TT Di Linh , đồng thời là ủy viên Hội CTĐ TT Di Linh và là ủy viên BCH Hội LHTN tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2004 - 2009. Với những cương vị đảm đương, ngoài việc năng nổ, nhiệt tình trong công tác vận động xây dựng các loại quỹ từ thiện để giúp đỡ những người khuyết tật, những nạn nhân chất độc da cam, đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, K’Hoàng còn gương mẫu trong rèn luyện và tham gia thi đấu thể thao. Từ 2001 đến 2003, anh đạt được 1HCV, 2 HCB, 2HCĐ môn cử tạ người khuyết tật trong nước và 1 HCĐ tại Đại hội Asian Paragame Châu Á. Không dừng lại ở đó, đầu năm 2010, K’Hoàng cùng với vợ là Nguyễn Thị Anh cũng là người khuyết tật thành lập DNTN Mây, tre, lá Hoàng Nhĩ Đan tại thị trấn Đạ Tẻh. Doanh nghiệp của vợ chồng K’Hoàng ngoài việc tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động cùng cảnh ngộ, với mức thu nhập bình quân trên dưới 1,7 triệu đồng/người/tháng, vợ anh còn trực tiếp dạy nghề đan lát mây tre cho những ai có nhu cầu học nghề. Tuy chưa cao, nhưng với mức thu nhập đó đối với người khuyết tật là cả một niềm mơ ước vì không những đủ để họ tự nuôi sống bản thân, mà còn dành dụm tiết kiệm để phụ giúp gia đình. Theo chị Nguyễn Thị Anh, DNTN Mây, tre, lá Hoàng Nhĩ Đan hiện có triển vọng phát triển mạnh để giải quyết việc làm cho nhiều lao động khuyết tật với mức thu nhập cao hơn, bởi các sản phẩm mây, tre của doanh nghiệp đã có mặt ở các thị trường lớn như Biên Hòa, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và một số TP Miền Trung, Miền Bắc. Thành công bước đầu của Doanh nghiệp tạo lòng tin cho K’Hoàng khi anh dự định thành lập cơ sở gia công sắt bằng việc nhận bẻ sắt đổ trụ, đổ sàn nhà hiện đang có nhu cầu khá cao ở các địa phương. Theo anh, với người khuyết tật về chân, còn hai tay vẫn làm tốt công việc bẻ sắt, cái chính là cần có sự kiên trì và quyết tâm cao theo lời khuyên của Bác Hồ “Tàn mà không phế”, và chính vợ chồng anh đã minh chứng cho điều đó!
Hoàng Kiến GIang

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.