Hải quan ngày càng đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước

Hải quan phạt nặng vi phạm hành chính
Hải quan phạt nặng vi phạm hành chính
(PLO) - Trải qua 72 năm xây dựng và phát triển, Hải quan Việt Nam đã tạo lập được bề dày truyền thống, ngày một lớn mạnh, đóng góp quan trọng vào tiến trình xây dựng, bảo vệ và phát triển, hội nhập của đất nước. 

Ngoài những nhiệm vụ thường xuyên đã được quy định cụ thể trong Luật Hải quan, hiện nay, Tổng cục Hải quan được Chính phủ tin tưởng giao làm Cơ quan Thường trực của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Tạo thuận lợi thương mại; Thường trực Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389 quốc gia); chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện Đề án giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Hải quan là một trong 4 lực lượng theo quy định của pháp luật (cùng với Quân đội, Công an, Kiểm lâm) được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ chủ quyền an ninh kinh tế đất nước. 

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẳng định: “Điều này khẳng định vị thế, vai trò của Hải quan Việt Nam ngày càng được Đảng, Nhà nước ghi nhận trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, nhất là Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu, rộng và toàn diện, trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động khó lường”. 

Cũng theo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, các kết quả, thành tích và đóng góp của toàn Ngành thể hiện trên nhiều lĩnh vực công tác, nhưng nổi bật phải kể đến sự đóng góp trong nhiệm vụ thu NSNN. Đây là nhiệm vụ xuyên suốt của Hải quan Việt Nam ngay từ khi mới thành lập và từng năm chúng ta luôn nỗ lực, quyết tâm cao độ để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đảm bảo tiềm lực, an ninh tài chính quốc gia.

Đóng góp quan trọng nữa là trên mặt trận đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Toàn Ngành đã tập trung đấu tranh quyết liệt vào các đường dây, ổ nhóm và phòng ngừa, ngăn chặn, triệt phá nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển hàng cấm như ngà voi, tê tê, ma túy...; đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý các vụ việc gian lận, trốn thuế… góp phần chống thất thu ngân sách, kiến tạo môi trường sản xuất kinh doanh công bằng, minh bạch, góp phần bảo vệ an ninh, an toàn cộng đồng.

Đặc biệt, những năm gần đây công tác hiện đại hóa hải quan đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả chủ trương của Chính phủ trong quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút đầu tư nước ngoài. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp theo mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Về công tác cải cách, hiện đại hóa là một đòi hỏi tất yếu, một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Hải quan Việt Nam theo đánh giá của người dân và doanh nghiệp, công tác này đã đạt những kết quả quan trọng, được sự đánh giá cao của Chính phủ, các bộ, ngành, nhất là cộng đồng DN. Tuy nhiên, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, kết quả đó mới là bước đầu. Trong bối cảnh hiện nay và hướng tới tiếp tục xây dựng cơ quan Hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, thì bài toán đặt ra đối với ngành Hải quan là phải thực hiện song hành, đồng bộ cả 2 nhiệm vụ là tạo thuận lợi thương mại và quản lý nhà nước về hải quan theo hướng thực chất, hiệu quả. Việc nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan cũng sẽ tạo thuận lợi cho cộng đồng DN làm ăn chân chính. 

Do đó, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, trong những năm tiếp theo, tiến trình hiện đại hóa hải quan cần hướng tới những mục tiêu cao hơn, đảm bảo thực hiện đúng tinh thần đổi mới, cải cách của Luật Hải quan, đồng thời chú trọng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Đặc biệt là nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hải quan phải được thực hiện trên cơ sở hệ thống thông tin quản lý tập trung trước, trong và sau thông quan, kết nối đồng bộ với ứng dụng trang thiết bị hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...