Hải Phòng: Nhiều nét mới trong Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2023

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 31/8, UBND quận Đồ Sơn (TP Hải Phòng) tổ chức hội nghị cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí về Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2023.

Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2023 sẽ diễn ra từ 7h30 ngày 23/9 (tức 9/8 âm lịch) tại sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn.Tổng số trâu chọi tham gia Lễ hội năm 2023 là 16 trâu; trong đó mỗi phường trên địa bàn được đăng ký 2 suất trâu; 4 chủ trâu có trâu đạt giải nhất, nhì và đồng giải ba năm 2022 mỗi người được đăng ký tham gia 01 suất trâu.

Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn Phạm Hoàng Tuấn cho biết, Ban Tổ chức Lễ hội quận đã tổ chức 02 đợt kiểm tra trâu tham gia Lễ hội nhằm đánh giá chất lượng, mức độ an toàn của trâu chọi theo tiêu chí của quy chế tổ chức Lễ hội. Qua kiểm tra, 16 trâu cơ bản đảm bảo các điều kiện tham gia Lễ hội.

Để Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2023 được tổ chức thành công, an toàn, phát huy được giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, UBND quận Đồ Sơn đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy cho nhân dân, du khách tham dự Lễ hội và công tác kiểm soát lượng khách vào sân xem Hội bảo đảm văn minh, an toàn; Lắp dựng, gia cố gia cố chắc chắn sân bãi để đảm bảo an toàn với các lớp hàng rào bằng hệ thống cọc bê tông và lưới B40 để đảm bảo an toàn…

Ngoài ra, để tránh tình trạng quá tải trong sân vận động, Ban Tổ chức tiếp tục bố trí màn hình Led to hơn và ở vị trí thuận lợi hơn phía bên ngoài sân vận động đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách về với Lễ hội.

Đặc biệt, năm 2023, Ban Tổ chức Lễ hội Chọi trâu nâng mức giải thưởng đối với tất cả các giải so với năm 2022. Cụ thể: Giải nhất 100 triệu đồng (tăng 30 triệu), giải nhì 60 triệu đồng (tăng 20 triệu) và đồng giải ba mỗi giải 30 triệu đồng (tăng mỗi giải 10 triệu).

Nét mới của Lễ hội chọi trâu năm nay, Ban Tổ chức phối hợp cùng các đơn vị cung cấp tour trải nghiệm Lễ hội, dự kiến thu hút 1 vạn khách tham gia. Ngoài ra, các gian hàng ẩm thực với các đặc sản địa phương và các tỉnh thành bạn cũng được bố trí để phục vụ nhân dân, du khách trong dịp Lễ hội.

Bên cạnh Lễ hội Chọi trâu còn có các hoạt động bên lề như: Ngày hội khinh khí cầu Đồ Sơn 2023; Ngày hội bia và ẩm thực truyền thống; Đêm nhạc danh ca Ngọc Sơn (miễn phí); Đêm nhạc dân gian sân đình (miễn phí)…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) - Tối 12/5, UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận Lễ hội làng Keo là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Quyết định của UBND thành phố công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và khai mạc Lễ hội truyền thống làng Keo năm 2024.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: “Chất keo” gia tăng sự gắn kết cộng đồng, nâng cao ý thức dân tộc

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Phương Thanh)
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn có tầm quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Công trình trăm tuổi ở TP HCM: Lưu giữ ký ức một thời

Công trình Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi ở TP Hồ Chí Minh là những di sản văn hóa đặc biệt, đồng thời là minh chứng cho sự phát triển trong dòng chảy lịch sử của thành phố. Giờ đây, những công trình ấy vẫn có một sức thu hút mạnh mẽ đối với người dân thành phố và du khách phương xa.

Bảo tồn và phát huy diễn xướng then Bình Liêu

Trình diễn then cổ trong Ngày hội Then Tày Bình Liêu.
(PLVN) -Sáng 10/5, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) phối hợp với Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”.

Thái Bình: Đặc sắc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024

Thái Bình: Đặc sắc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024
(PLVN) - Sáng ngày 8/5/2024 (tức ngày 1/4 âm lịch), Lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024 được khai mạc long trọng tại đền Đồng Xâm - Khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Lễ khai mạc thu hút đông đảo du khách thập phương và nhân dân đến tham gia.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.

Còn đó nghề xưa trên phố cổ Hà thành

Trưng bày giới thiệu cây thuốc, sản phẩm thuốc Đông y. (Ảnh trong bài: BTC).
(PLVN) - Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Miền Nam, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và nhân sự kiện UNESCO đã thông qua Nghị quyết hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và các lương y, bác sĩ y học cổ truyền (YHCT) tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa gồm nhiều sự kiện Giữ nghề xưa trên phố…

Tự hào hai tiếng Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ, một trong những chiến thắng lừng danh trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. (Nguồn: Tư liệu).
(PLVN) - Từ một đất nước bị xâm lăng, đô hộ, bị vơ vét tài nguyên, đến nay là quốc gia độc lập, tự chủ, phát triển mạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật, kinh tế - xã hội, trở thành điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế. Tất cả những điều này đều đáng để chúng ta, mỗi một người dân Việt Nam thấy hãnh diện, tự hào.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.