Tôi gặp hai người phụ nữ làm thơ mang tên hai loài hoa tại trại sáng tác Đà Lạt: nhà thơ Quỳnh Hoa và nhà thơ Mai Hoa, vừa từ miền quê lũ Hà Tĩnh đến với Đà Lạt. Đọc thơ hai chị, đọng lại trong tôi là hình ảnh “cánh đồng” trong thơ Mai Hoa và “dòng sông” trong thơ Quỳnh Hoa.
Nhà thơ Quỳnh Hoa (ngồi) và nhà thơ Mai Hoa (đứng). |
Tốt nghiệp Đại học Nông lâm Huế, nhà thơ Mai Hoa trở về miền quê Thạch Văn (Thạch Hà – Hà Tĩnh) làm cán bộ xã gắn mình với đồng đất quê hương, với cánh đồng tuổi thơ đã nuôi lớn chị. Cánh đồng với những thân cò lặn lội như sẵn có trong tâm thức của Mai Hoa rồi một ngày bật dậy thành thơ. Thơ Mai Hoa được cách tân từ hiện đại từ câu chữ gợi hình đến ý tứ thơ, nhưng hình ảnh thơ vẫn là những cánh cò, đồng nội, bùn đất lầy lội, cày cuốc, thân lúa, mạ non… khiến thơ chị gần gũi, bình dị, người đọc rất dễ đọc, dễ cảm.
Nhà thơ Quỳnh Hoa lại sinh ra bên dòng sông La tại Xuân Phổ - Nghi Xuân – Hà Tĩnh bên dòng sông La. Sông La trong chị như miền cổ tích. Lúc êm đềm, lúc thì ầm ào tuôn chảy. Hình ảnh dòng sông quê đi vào thơ chị như một lẽ tự nhiên chất chứa nỗi niềm. như một lẽ tự nhiên.
Dòng sông và cánh đồng trong thơ hai nhà thơ nữ đến từ Hà Tĩnh được gợi lên như người mẹ, người vợ bao dung, hiền hòa mà dữ dội, đớn đau, giống như người phụ nữ miền Trung chịu thương chịu khó, chung thủy, nghĩa tình, hết lòng hy sinh cho chồng con. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc chùm thơ của 2 nhà thơ nữ Hà Tĩnh.
Quỳnh hoa
Thuyền và bến cũ
Con thuyền nhỏ
Đôi mái chèo mảnh nhỏ
Rời bến đi
Phiêu dạt giữa sông hồ
Rồi một ngày xuôi dòng gặp biển
Thấy thương mình quá nhỏ bé bơ vơ!
Thuyền lặng lẽ quay về bến cũ
Gác mái chèo
Thấm mệt kiếp lênh đênh
Gối bờ nghe tiếng sóng nghẹ ru mình…