Hai loại vaccine đảm bảo an toàn cho cuộc sống 'bình thường mới'

Vaccine và 5K sẽ trở thành lá chắn thép và là những biện pháp có thể giảm phần nào sự lây nhiễm.
Vaccine và 5K sẽ trở thành lá chắn thép và là những biện pháp có thể giảm phần nào sự lây nhiễm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chống dịch phải tính đến phương án ổn định sinh kế, đây là lúc thay đổi về cách nhìn nhận vấn đề, nền kinh tế phải được duy trì, vận hành và hoạt động một cách chủ động nhưng phải đảm bảo an toàn. Để đạt mục tiêu này, nhất định cần sử dụng vaccine phòng COVID-19 và phát huy "vaccine ý thức".

Sống chung an toàn với COVID-19

Sau khi thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội ở một số địa phương, dịch bệnh phần nào đã được khống chế. Một số vùng đã được xanh hoá, rào cản kiểm soát, phong toả cách ly được dỡ bỏ. Các số liệu về ca F0 và số bệnh nhân được chữa khỏi ngày một tăng cao, số ca nhiễm giảm... đó là những kết quả đáng mừng có được nhờ sự quyết tâm mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị cũng như sự đồng lòng chung sức của toàn dân trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Sau một thời gian dài "ai ở đâu, ở yên đó", mỗi người dân là một "chiến sĩ" và mỗi gia đình là một "pháo đài" vững chắc đã cho thấy những tác dụng vô cùng tích cực khi vùng đỏ, vùng cam, vùng vàng giảm, vùng xanh được mở rộng trên bản đồ COVID-19.

Để có được những kết quả trên là sự đóng góp, đồng lòng của toàn dân, là quyết tâm tập trung mọi nguồn lực cho công tác phòng chống dịch của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Chúng ta chấp nhận hy sinh, chịu khổ là để ngăn chặn, khống chế dịch bệnh. Để chuẩn bị cho kế hoạch chống dịch lâu dài, để phủ rộng vắc xin cho cộng đồng và để kéo dài thời gian cho người được tiêm có kháng thể.

Đại dịch COVID-19 sau 2 năm xuất hiện với diễn biến phức tạp, trở nên khó lường trên phạm vi toàn cầu và không biết khi nào có thể kết thúc.

Quá trình chống dịch của nước ta và cả thế giới cho chúng ta thấy chiến lược “Zero COVID” từng đặt ra là rất khó thực hiện. Và quan điểm “sống chung an toàn với COVID-19” sẽ bắt đầu trở thành một phần tất yếu của thế giới trong bối cảnh hiện nay.

Một số địa phương của Việt Nam đang ở giữa đợt dịch nghiêm trọng và đã căng mình chống dịch suốt một thời gian dài. COVID-19 không chỉ gây mất mát mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt của đất nước.

Phong tỏa kéo dài khiến nền kinh tế đã tới giới hạn, nhiều công ty xí nghiệp gặp không ít khó khăn. Chuỗi sản xuất, cung ứng gián đoạn, xuất khẩu trì trệ. An sinh với các gói cứu trợ từ Nhà nước bung ra cũng khó giải quyết hết tất cả vấn đề. Có thể đã đến lúc các doanh nghiệp nên chủ động tìm ra những giải pháp tích cực để cùng chính quyền từng bước phục hồi lại sản xuất kinh doanh.

Thay đổi tư duy bước sang bình thường mới

Đây là giai đoạn chống dịch phải tính đến phương án ổn định sinh kế. Những cá nhân hay mô hình kinh tế nhỏ lẻ vốn không có tích lũy sâu thì thời gian qua đã đến giới hạn chịu đựng. Đây là lúc cần thay đổi về cách nhìn nhận vấn đề, nền kinh tế phải được duy trì, vận hành và hoạt động một cách chủ động nhưng phải đảm bảo an toàn.

Tiêm vaccine được xem là "lá chắn" tạo cho chúng ta cơ hội tự do di chuyển, vận hành và hoạt động

Tiêm vaccine được xem là "lá chắn" tạo cho chúng ta cơ hội tự do di chuyển, vận hành và hoạt động

Ngay từ đầu, việc chống dịch đã được xác định là lâu dài, nên việc thay đổi tư duy phải có lộ trình cụ thể để đưa cuộc sống trở lại bình thường mới. Điều đó có nghĩa phải chấp nhận từ bỏ cuộc sống bình thường cũ bởi việc xóa sổ COVID-19 là điều rất khó thực hiện.

Virus SARS-CoV-2 có thể sẽ tồn tại và tương tự như virus cúm, thủy đậu hay sốt rét… có khả năng chúng sẽ sống bên cạnh con người. Thực tế rất nhiều nước trên thế giới đã tính đến phương án sống chung với dịch như: Singgapore, Ấn Độ, Anh, Trung Quốc… khi mà độ phủ vaccine ở mức ổn định cho phép mở cửa.

Bài học kinh nghiệm cho thấy khi nới lỏng các biện pháp hạn chế và dần mở cửa trở lại thì hành động và ý thức của người dân trở thành điều kiện tiên quyết cho cuộc chiến chống dịch. Có thể đã đến lúc người dân Việt Nam thay đổi tư duy quan điểm và nhận thức về đại dịch. Nên chăng chúng ta cần chuyển sang thích nghi và sống chung với dịch.

Xác định chống dịch thành công không phải là loại bỏ hoàn toàn dịch hay không ghi nhận ca dương tính nào, mà là ghi nhận ít người nhập viện và ít người tử vong nhất có thể. Hiện tại tiêm vaccine được xem là "lá chắn" tạo cho chúng ta cơ hội tự do di chuyển, vận hành và hoạt động. Khi mọi người được tiêm vaccine nhất định giảm tối đa ca nhiễm dịch, giúp các bệnh nhân F0 hạn chế tối đa trở nặng và tử vong. Vaccine đang được xem là giải pháp căn cơ nhất, là ưu tiên số 1 trong chống dịch.

Các biện pháp hạn chế sẽ được nới lỏng khi bước vào quá trình sống chung và thích nghi với COVID-19. Khi đó “hành động và ý thức” của người dân đóng vai trò tiên quyết cho cả quá trình. Các biện pháp xã hội và sức khỏe từ Chính quyền Nhà nước sẽ phải được phổ cập, duy trì liên tục. Ý thức của người dân, vaccine và 5K (khẩu trang - khử khuẩn - không tụ tập - khai báo y tế - khoảng cách)… sẽ trở thành lá chắn thép và là những biện pháp có thể giảm phần nào sự lây nhiễm. Người dân phải tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ mình và cộng đồng. Ý thức chính là “liều vaccine” hiệu quả nhất trong cuộc chiến sống chung với dịch bệnh.

Trong giai đoạn dịch bùng phát, tất cả mọi thứ đều khó khăn. Bất cứ ai cũng muốn nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Thế nhưng bình thường như thế nào để mọi người được an toàn, kinh tế xã hội vẫn phát triển ổn định lại là một vấn đề khó. Có thể nhịp hoạt động sẽ chậm, cuộc sống cùng dịch bệnh sẽ có nhiều bất cập nhưng hãy vững tin rằng chúng ta sẽ thích nghi được, không lẩn tránh nó, sống cùng nó chính là chiến thắng nó.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.