Hãi hùng những cái chết trẻ từ “độc dược màu xanh“

Thuốc diệt cỏ Paraquat.
Thuốc diệt cỏ Paraquat.
(PLO) - Hàng loạt cái chết trẻ đến từ loại độc dược màu xanh đang khiến người dân sợ hãi.

Những cái chết đau lòng

Mới đây nhất là trường hợp của cô nữ sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông Phan Bội Châu (huyện Hoài Nhơn) đã uống thuốc diệt cỏ tại nhà ở thôn Lại Khánh Tây, xã Hoài Đức (huyện Hoài Nhơn). Dù được bà con chòm xóm phát hiện, đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn) nhưng do chất độc đã ngấm vào cơ thể nên sau thời gian điều trị các bác sĩ đã phải bó tay. Điều đau đớn hơn là khi đó cô học trò Võ Thị T (18 tuổi) đang mang trong mình bào thai 5 tháng, hai mẹ con đã tử vong tại bệnh viện. 
Qua tìm hiểu nguyên nhân nữ sinh này dùng thuốc diệt cỏ tự tử là bế tắc trong tình yêu với anh Trần Văn S (20 tuổi), ở thị trấn Bồng Sơn. Sau khi biết T mang thai, mẹ T đã la rầy: “Còn đi học mà đã hư thân trắc nết, uổng cơm cha áo mẹ  ơn thầy…”, còn người yêu thì bỏ quê hương vào tận trong Nam rồi ngắt liên lạc khiến cô học trò hụt hẫng, đau buồn, tìm lối thoát tiêu cực.
Cái chết của T khiến không ít người xót xa, nhất là thầy cô và bạn học, càng tiếc nuối hơn là T vừa thi đậu tốt nghiệp phổ thông trung học, ngưỡng cửa đại học đành khép lại bao ước mơ, hoài bão.
Tương tự như nữ sinh T, cô gái tuổi mười tám đôi mươi nơi miền đất võ Tây Sơn Đỗ Thị Bích L, ly hương vật lộn với đời nơi đất khách làm thuê mưu sinh và gởi tiền về cho bố mẹ nơi quê nhà trang trải đời sống.
Trong thời gian ở TP.Hồ Chí Minh, L quen biết rồi yêu thương một người. Cách ngày xảy ra bi kịch vài tháng, đôi bạn trẻ xảy ra mâu thuẫn, bị bạn trai né tránh, L tan nát cõi lòng. Ngày 17/6, vừa đặt chân về quê nhà tại thôn Nam Giang, xã Tây Giang (huyện Tây Sơn), L. đã dùng chai thuốc diệt cỏ uống để quyên sinh. Khi cha mẹ L phát hiện thì người con gái dại đột đã chết tại bờ ao cá phía sau nhà trong đêm cùng ngày. 
Tự tử bằng thuốc diệt cỏ rất khó để có khả năng sống.
Tự tử bằng thuốc diệt cỏ rất khó để có khả năng sống. 
Cũng chỉ vì chữ tình mà  tại xã Cát Lâm (huyện Phù Cát ) có người thanh niên Lê Văn M (19 tuổi) hiền lành, chí thú làm ăn, giúp đỡ bố mẹ đã vĩnh viễn ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Thứ thuốc độc anh chọn để kết liễu đời mình cũng là Paraquat.
Theo người thân nạn nhân kể lạu, chiều ngày 22/6, người thân sử dụng xe máy chở M đến ngã ba thuộc xã Cát Hanh (Phù Cát) để chàng trai này đón xe khách lên Gia Lai làm ăn. Thế nhưng, ngay sau đó, gia đình nhận tin dữ M đang được các bác sĩ bệnh viện đa khoa huyện Phù Cát rửa dạ dày, chạy thân, lọc máu… Mặc dù được các bác sỹ tận tình cứu chữa, nhưng nạn nhân này đã tử vong ngay trong đêm...   

Sự nguy hiểm khôn lường

Trên đây là điển hình của nhiều vụ tự tử ở tỉnh Bình Định trong vòng nửa tháng của giữa năm 2014 từ loại thuốc diệt cỏ rẻ tiền, tuy không ảnh hưởng đến môi trường, nhưng đối với con người lại cực kỳ nguy hiểm, bởi chỉ cần 10-15ml Paraquat là đủ để gây tử vong. Điều đau đớn nhất đối với những người uống thuốc diệt cỏ thường tỉnh táo vì thuốc hầu như không tác động lên hệ thần kinh trung ương mà huỷ hoại nội tạng. Do đó, bệnh nhân cảm nhận được sự đau đớn tột độ khi gan, thận… bị huỷ hoại dần. 
Một số trường hợp vào khoa cấp cứu vì uống thuốc diệt cỏ với mục đích tự tử nhưng sau đó lại hối hận, van xin bác sĩ cứu giúp mạng sống. Song, hầu hết sự hối hận đó là muộn màng, khoảng 90% bệnh nhân tử vong. Cho đến nay, khoa học chưa nghiên cứu ra thuốc kháng độc và điều trị ngộ độc Paraquat. Các biện pháp chủ yếu là rửa dạ dày, chạy thận, lọc máu…
Paraquat là hoạt chất trừ cỏ cháy nhanh, cực độc, tác động luôn lên bề mặt cỏ làm cỏ cháy khô. Nếu con người uống vào mà không được cấp cứu kịp thời, thuốc sẽ ngấm và hoại tử dần nội tạng, dẫn đến tử vong. 
Đối với những bệnh nhân uống một lượng ít, được phát hiện đưa đến bệnh viện thải độc chất sớm, triệu chứng bệnh sẽ tiến triển chậm. Những trường hợp này sẽ hoàn toàn tỉnh táo, khoảng 4 đến 5 ngày sau đó mới bị suy hô hấp. Còn đối với những bệnh nhân nặng hơn, chỉ sau vài tiếng sẽ bị loét miệng, đặc biệt sau 5 hoặc 7 tiếng cơ thể sẽ bị suy hô hấp, dẫn tới tử vong.
Trong thời gian đầu điều trị nhiều bệnh nhân rất chủ quan, sau khi đến bệnh viện hoặc Trạm y tế xã được rửa dạ dày, thấy trong người khoẻ khoắn nên đã dứt khoát xin về. Nhưng chỉ vài ba ngày sau khi triệu chứng nặng lên, lại tìm tới bệnh viện lớn để chữa trị. Lúc đó, tình trạng bệnh đã không còn cứu chữa được. 
Hầu hết, người uống thuốc Paraquat thì độc chất của thuốc sẽ ngấm vào hầu hết các bộ phận như phổi, thận và gây bệnh tại các bộ phận đó, tiếp tục sau đó sẽ đến gan. Có những bệnh nhân khi đến bệnh viện hết sức tỉnh táo, thậm chí sinh hoạt như người bình thường khoảng một tuần, rồi sau đó đến ngày thứ bảy mới có biểu hiện suy hô hấp, khó thở, oxy trong máu cũng giảm, do chủ quan nên dẫn đến tử vong là khó tránh khỏi.
Từ những cái chết đau lòng đó, thiết nghĩ, cần có sự can thiệp tích cực từ các cơ quan chức năng để giảm thiểu tối đa tình trạng này. Không nên để loại thuốc tử thần trôi nổi tự do trên thị trường./.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.