Hai học sinh nhập viện cấp cứu sau 1 giờ hút thuốc lá điện tử

Nơi tiếp nhận 2 học sinh lớp 11 ngộ độc do hút thuốc lá điện tử.
Nơi tiếp nhận 2 học sinh lớp 11 ngộ độc do hút thuốc lá điện tử.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh mới tiếp nhận, cấp cứu 2 học sinh cấp 3 bị ngộ độc do hút thuốc lá điện tử.

Nhập viện cấp cứu sau 1 giờ hút thuốc lá điện tử

Hai học sinh là V.B.N và N.T.Q (17 tuổi) ở TP Hạ Long, nhập viện với biểu hiện kích thích, thở nhanh, vã mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn. Các bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh.

Cách vào viện khoảng 1 giờ, hai em hút thuốc lá điện tử, sau đó thấy nôn nao, bủn rủn tay chân, hoa mắt chóng mặt và buồn nôn. Chẩn đoán cả hai bị ngộ độc thuốc lá điện tử, kíp trực nhanh chóng cấp cứu ban đầu và chuyển khoa Hồi sức tích cực theo dõi điều trị. Đến nay, hai em đã ổn định và xuất viện.

Trực tiếp tiếp nhận hai ca ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ Nguyễn Tiến Thắng, Phó khoa Cấp cứu cho biết: “Ngộ độc thuốc lá điện tử thường hay xảy ra ở lứa tuổi học sinh cấp hai, cấp ba, vị thành niên, bởi đây là độ tuổi bộ não còn đang phát triển, rất dễ bị tác động bởi các loại chất kích thích. Hơn nữa, trẻ ở độ tuổi này còn có nhu cầu thể hiện bản thân, thử cảm giác mới lạ. Biểu hiện chung thường gặp khi ngộ độc thuốc lá điện tử là cảm thấy choáng váng, khó thở, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, nặng hơn là rối loạn nhịp tim, hôn mê, mất ý thức.

Thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn đã cấp cứu nhiều trường hợp học sinh ngộ độc thuốc lá điện tử. Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã tiếp nhận 2 học sinh lớp 11 sau khi hút thuốc lá điện tử đều nhập viện với các biểu hiện nêu trên. Dù tình trạng ngộ độc không quá nặng nề và được chúng tôi cấp cứu kịp thời, song nếu các em vẫn tiếp tục sử dụng thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường về sức khỏe, tinh thần về sau”, bác sĩ Thắng nêu.

Mức độ nguy hiểm của thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử là một thiết bị mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá điếu, cho phép hít nicotine ở dạng hơi mà không phải khói như thuốc lá thông thường. Trong những năm trở lại đây, số người sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam có xu hướng gia tăng nhanh chóng.

Theo kết quả nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS và THPT tại Hà Nội do Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) thực hiện năm 2020, tỷ lệ học sinh đang sử dụng thuốc lá điện tử ở các lớp từ 8-12 là 8,35%, ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%. Cũng theo kết quả khảo sát này, từ năm 2015 đến 2020, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở 34 tỉnh, thành phố đã tăng lên gấp 18 lần (từ 0,2% lên 3,6%). Đây thực sự là con số đáng lo ngại, ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam trong những năm qua.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử cũng gây nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng tương tự thuốc lá thông thường. Trong thuốc lá điện tử chứa nicotine là chất gây nghiện, vì thế trẻ vị thành niên khi sử dụng có thể vật vã, khó chịu. Nicotine làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch và tăng nguy cơ ung thư, các cơn đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng và các vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt còn gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, làm suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ do não bộ của trẻ chưa hoàn thiện.

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Thắng, thuốc lá điện tử ngoài nicotine còn có hơn 7000 hóa chất, hương liệu để tạo mùi, khi các chất này được đun nóng hóa hơi sẽ thành các chất độc hại phát tán sâu vào cơ thể, đặc biệt là lá phổi gây ra các bệnh lý về phổi nguy hiểm. Sử dụng lâu có thể gây nghiện, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm não bộ tổn thương do tiếp xúc với chất kích thích kéo dài, nhất là đối với học sinh, trẻ vị thành niên.

Nhiều loại thuốc lá điện tử được thiết kế tiện dụng với các ống dung dịch được đóng gói với hàng trăm hơi hút, hầu như không có định lượng về nồng độ nicotine trong mỗi ml. Điều này dẫn đến nguy cơ người sử dụng tăng liều lượng, mức độ dung nạp nicotine vào cơ thể và gây nguy cơ ngộ độc cấp tính. Hơn nữa, đây là loại thuốc lá có tỷ lệ giới trẻ sử dụng cao hơn nhiều so với những lứa tuổi khác, vì vậy nguy cơ ngộ độc thuốc lá điện tử ở trẻ sẽ ngày càng gia tăng và thực tế hiện nay đang chứng minh điều đó.

Mới đây, Vụ pháp chế (Bộ Y tế) đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử tại Việt Nam. Trước những mối nguy tiềm ẩn, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm, chú ý tới con cái, đặc biệt là các dấu hiệu bất thường ở trẻ, như: thường xuyên trong tình trạng lơ mơ, chậm chạp, mất tập trung, nói lảm nhảm... cần liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được thăm khám và điều trị sớm.

Cùng với đó, gia đình và nhà trường cần tăng cường truyền thông, giáo dục cho trẻ vị thành niên để các em hiểu rõ những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá điện tử, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cùng các bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ mắc phải.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.