4 học sinh nhập viện sau 1 giờ hút thuốc lá điện tử

Bác sĩ khám lại cho các bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Bác sĩ khám lại cho các bệnh nhân. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Bãi Cháy vừa tiếp nhận 4 trường hợp bệnh nhân là học sinh nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử.

Các bệnh nhân đều sinh năm 2008 vào viện trong tình mệt mỏi, khó chịu toàn thân, bủn rủn chân tay.

Khai thác bệnh sử, trước vào viện 1 giờ, các bệnh nhân có sử dụng thuốc lá điện tử (chưa rõ loại và chưa rõ nguồn gốc). Sau sử dụng xuất hiện cảm giác choáng váng, khó chịu toàn thân, bủn rủn, run tay chân, tức ngực, khó thở, buồn nôn, nôn số lượng nhiều.

Khi vào viện, các bệnh nhân đã được các bác sĩ cấp cứu và xử trí truyền dịch theo phác đồ và tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy.

Bác sĩ Trần Thị Hồng Ngân, Khoa Thận lọc máu cho biết: Thuốc lá điện tử là các sản phẩm cung cấp nicotine điện tử, có cấu tạo bao gồm bộ phận pin, sạc, bộ phận gia nhiệt, dẫn dòng khí; bộ phận chứa ống đựng dung dịch điện tử. Dung dịch này thường chứa nicotine, chất tạo hương, propylene glycol và glycerin thực vật.

Thông thường thành phần chính trong thuốc lá điện tử là chất nicotine, đây là chất có khả năng gây nghiện cao, làm cho người sử dụng sẽ trở nên phụ thuộc vào các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này. Đồng thời, việc sử dụng chúng có thể dẫn đến hoặc duy trì việc sử dụng các sản phẩm có chứa nicotine khác, bao gồm cả thuốc lá, cũng như tăng nguy cơ sử dụng rượu, ma túy và các chất gây nghiện khác.

Đặc biệt, nicotine có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở lứa tuổi thanh thiếu niên và thậm chí có thể gây tổn thương bào thai (dẫn đến cân nặng sơ sinh thấp, tăng nguy cơ đẻ non. Khói thuốc lá thế hệ mới có chứa các chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư thanh quản, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày… ở người sử dụng chúng. Ngoài ra dung dịch thuốc lá điện tử có thể chứa thêm các chất nguy hại khác.

Các dấu hiệu để nhận biết trẻ dùng thuốc lá điện tử như ho, hụt hơi, khó thở, trẻ hay có biểu hiện lo âu, cáu gắt, thậm chí trẻ có xu hướng tham gia các hành vi mạo hiểm.

Ngoài ra, cha mẹ lưu ý thấy những vật lạ trong nhà như thuốc lá điện tử đa dạng về kích thước và hình dáng, do vậy có thể xuất hiện dưới dạng ống, USB… Hoặc nếu cha mẹ ngửi thấy những mùi hương bất thường trong nhà, có thể đó là dấu hiệu của việc trẻ dùng thuốc lá điện tử.

Qua trường hợp này, bác sĩ Ngân khuyến cáo: Người dân, đặc biệt là học sinh không nên sử dụng thuốc lá điện tử để tránh những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Sau khi sử dụng thuốc lá điện tử, thấy có dấu hiệu tiếp xúc chậm, lơ mơ, khó thở, có dấu hiệu ngộ độc hoặc các dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.