Hà Nội sẽ tạm thời phong toả trường nếu phát hiện có F0

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo hướng dẫn mới của Hà Nội, khi phát hiện F0 trong trường, toàn bộ trường sẽ tạm thời phong toả, lớp nào ở yên lớp đó. Giáo viên, người lao động, học sinh ở lại trường trong khi chờ kết quả xét nghiệm.

Liên Sở Y tế - Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn phương án phòng chống dịch COVID - 19 khi có trường hợp mắc COVID-19 (F0), nghi mắc, F1, F2.

Theo hướng dẫn này, khi phát hiện F0 tại trường học, cần kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch của nhà trường và báo cáo ngay cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương.

F0 sau khi nhận thông báo kết quả dương tính sẽ được yêu cầu không tự ý di chuyển, không tiếp xúc gần dưới 1 mét với người xung quanh, đeo khẩu trang y tế và chờ được hướng dẫn, xử trí.

F0 cũng sẽ được hướng dẫn di chuyển theo lối đi đã được phân luồng đến phòng cách ly tạm thời; hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng và khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng.

Cũng theo hướng dẫn, khi phát hiện F0 trong trường học, cần phong tỏa tạm thời toàn bộ trường, lớp nào ở yên lớp đó. Thông báo cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đang có mặt tại nhà trường thông tin chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng; yêu cầu nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K.

Liên Sở lưu ý việc phong tỏa tạm thời khu vực có liên quan đến F0 tùy thuộc mức độ di chuyển của F0 (học sinh, cán bộ, giáo viên dạy tại 1 lớp hay nhiều lớp); diện phong tỏa có thể toàn bộ trường học hoặc từng tầng/khu vực học, làm việc, phòng học có liên quan đến F0 theo chỉ định về dịch tễ.

Phối hợp cơ quan y tế địa phương tiếp tục điều tra, truy vết, lấy mẫu, cách ly, rút gọn phạm vi phong tỏa phù hợp với các trường hợp bệnh cụ thể.

Giáo viên, học sinh trong cùng lớp có F0 được coi là F1, cách ly tại lớp

Tất cả học sinh, giáo viên trong cùng lớp học có F0 được coi là F1, cách ly ngay tại lớp đó. Học sinh, giáo viên ở lớp khác là F1 thì tách ngay ra một khu vực riêng để tổ chức cách ly theo quy định. Phối hợp lấy mẫu xét nghiệm F1 theo chỉ định của y tế địa phương; tổ chức cách ly F1 theo quy định.

Tùy tình hình dịch tễ có thể tổ chức ngay việc lấy mẫu test nhanh cho tất cả học sinh, giáo viên, người lao động đang ở trường hoặc lấy theo khu hoặc dãy lớp học hoặc theo tầng lớp học. Trong đó, người có triệu chứng nghi mắc và F1 thì lấy mẫu xét nghiệm đơn. Người khác thì nên lấy mẫu xét nghiệm gộp 5 - 10.

Với F1 trong cộng đồng, cần lập danh sách cán bộ, giáo viên, học sinh tiếp xúc gần và trường hợp liên quan đang ở cộng đồng theo yêu cầu của y tế địa phương...

Tiếp tục phối hợp rà soát ngay để phát hiện những học sinh, giáo viên, người lao động đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trong trường học và đang ở trong cộng đồng. Tổ chức ngay việc cách ly tạm thời tại trường học ca bệnh nghi ngờ và tổ chức lấy mẫu đơn tại một khu vực riêng.

Học sinh, giáo viên, người lao động ở nguyên tại trường khi chờ kết quả xét nghiệm

Trong hướng dẫn này, liên Sở yêu cầu trong khi chờ kết quả xét nghiệm, học sinh, giáo viên, người lao động đang có mặt tại trường ở nguyên tại chỗ.

Trong lúc phong toả tạm thời, nguy cơ xảy ra lây nhiễm là rất cao, vì vậy cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống lây nhiễm.

Tùy theo đánh giá nguy cơ và hướng dẫn của y tế địa phương, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 địa phương quyết định việc hoạt động trở lại của trường học.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.