Để đảm bảo mỹ quan đô thị đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người dân khi thời tiết xấu đã kéo dài trong suốt những ngày qua và có thể kéo dài đến Tết Âm lịch, vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã có công văn hỏa tốc gửi Sở Lao động Thương binh & Xã hội và UBND các quận huyện thị xã để tập trung các đối tượng lang thang ăn xin tâm thần trên địa bàn thành phố.
Theo đó sẽ không để sót một đối tượng nào không có nơi cư trú và bị đói rét.
Để ai cũng có Tết
Bà Đỗ Thị Thủy, Phó phòng Bảo trợ Xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, những đối tượng thuộc diện tập trung là những người lang thang xin ăn (kể cả người đi kèm), người tâm thần lang thang, người lang thang ốm yếu suy kiệt.
Nhiều năm qua công tác tập trung những người lang thang, ăn xin, tâm thần suy kiệt sức khỏe đã được thành phố Hà Nội tích cực triển khai tập trung. Thành phố còn xây dựng kế hoạch phối hợp với các tỉnh thành nhằm giải quyết vấn đề người lang thang, đồng thời thành lập hai Đội trật tự xã hội số I, II (thuộc trung tâm Bảo trợ Xã hội I, II Sở Lao động Thương binh và Xã hội) để trực tiếp tập trung những người này.
Theo đó sẽ không để sót một đối tượng nào không có nơi cư trú và bị đói rét.
Để ai cũng có Tết
Bà Đỗ Thị Thủy, Phó phòng Bảo trợ Xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, những đối tượng thuộc diện tập trung là những người lang thang xin ăn (kể cả người đi kèm), người tâm thần lang thang, người lang thang ốm yếu suy kiệt.
Nhiều năm qua công tác tập trung những người lang thang, ăn xin, tâm thần suy kiệt sức khỏe đã được thành phố Hà Nội tích cực triển khai tập trung. Thành phố còn xây dựng kế hoạch phối hợp với các tỉnh thành nhằm giải quyết vấn đề người lang thang, đồng thời thành lập hai Đội trật tự xã hội số I, II (thuộc trung tâm Bảo trợ Xã hội I, II Sở Lao động Thương binh và Xã hội) để trực tiếp tập trung những người này.
Hà Nội sẽ không có người phải ăn Tết ngoài đường phố |
Năm 2009 thành phố đã tập trung được 1.080 đối tượng, năm 2010 đã tập trung 1062 đối tượng. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại số lượng những người lang thang, ăn xin, tâm thần lang thang vẫn còn khá nhiều và tập trung chủ yếu ở các địa điểm như: Bờ hồ Hoàn Kiếm, các đền chùa và các điểm du lịch trên địa bàn.
Đặc biệt, đến dịp Tết cổ truyền này công tác tuần tra, tập trung được đẩy mạnh lên trên hết. Những người tâm thần lang thang, theo quy định là thuộc trách nhiệm của Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 (thuộc Sở Y tế Hà Nội) nhưng nếu hai đội Trật tự xã hội số I, II phát hiện thì cũng tập trung lại.
Vào đêm 30 Tết, bắt đầu từ 19h đến 24h Phó Giám đốc Sở sẽ cùng toàn bộ lực lượng của phòng Bảo trợ Xã hội, hai đội Trật tự Xã hội số I, II sẽ huy động xe ô tô để tập trung tất cả những đối tượng kể trên.
Không có chuyện "bắt cóc bỏ đĩa"
Theo bà Thủy, sau khi tập trung được họ về, các cán bộ sẽ tiến hành phân loại: Với những trường hợp được xác định là ăn xin lần đầu sẽ được giáo dục và nuôi dưỡng tại trung tâm Bảo trợ Xã hội I, II trong thời gian một tháng.
Trường hợp được tập trung lại đến lần thứ 2 sẽ được chuyển lên trung tâm Bảo trợ Xã hội IV nuôi dưỡng trong thời gian 3 tháng. Những người xác định đã được thu gom vào trung tâm lần thứ 3 trở lên và không xác định được địa chỉ cư trú thì sẽ được nuôi dưỡng 6 tháng đến 1 năm hoặc cũng có thể là lâu dài.
Còn những trường hợp người tâm thần lang thang, người lang thang ốm yếu suy kiệt sức khỏe thì sau khi tập trung về sẽ được đưa đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Sau khi sức khỏe đã ổn định, trường hợp không xác định được địa chỉ cư trú thì sẽ được chuyển đến khu điều dưỡng người tâm thần Hà Nội hoặc các bệnh viện, cơ sở y tế.
Nếu trong thời gian tập trung ở trung tâm, trường hợp những người ăn xin lần đầu và có gia đình đến xin nhận lại người thân thì trung tâm có thể tạo điều kiện để người đó trở về ăn Tết cùng với gia đình.
Cũng theo bà Thủy, trong thời gian ở trung tâm, ngoài việc được tiếp nhận nuôi dưỡng một số trẻ em còn được học văn hóa hoặc hướng nghiệp dạy nghề cho các đối tượng có nhu cầu. Sau thời gian nuôi dưỡng, giáo dục theo qui định, các trung tâm sẽ mời đại diện của gia đình đến bảo lãnh. Nếu người nào không có người thân đến thì trung tâm yêu cầu đối tượng đó viết cam kết và mua vé xe cho những người còn khả năng tham gia giao thông về quê hương.
Bà Thủy khẳng định: "Không có chuyện chỉ giữ họ trong mấy ngày Tết rồi sau Tết lại thả cho họ ra ngoài, bởi làm như vậy thì có khác gì đem cóc bỏ đĩa".
Theo Thành Huế
Đời sống & Pháp Luật