Hà Nội hiện có 35 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin tại Hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ GTVT mới đây, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 35 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông.

Nguyên nhân ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội được ông Tuấn đưa ra là do quá tải hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khi số lượng phương tiện giao thông đều tăng hàng năm, mật độ phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường cao, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không theo kịp dẫn đến quá tải.

Ngoài ra, công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ theo quy hoạch, các tuyến đường vành đai chưa được đầu tư khép kín như Vành đai 1, 2, 3, 5, QL 6, QL 3 cũ, QL 1 cũ, QL 21B; thiếu các cầu qua sông Hồng (Cầu Trần Hưng Đạo, Cầu Tứ Liên,...) để tăng tính kết nối Bắc – Nam.

Các tuyến đường giao thông trục chính, các cầu lớn có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, các nút giao, trục đường có nhiều giao cắt với các ngõ, đường ngang gây xung đột giao thông dẫn đến chỉ cần xảy ra một sự cố va chạm giao thông, tai nạn giao thông cũng dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.

Quá trình tổ chức thi công các công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật trên đường giao thông gây thu hẹp mặt cắt các tuyến đường, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.

Trong khi đó, ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa cao, chưa có thói quen tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Để giải quyết ùn tắc giao thông, ông Tuấn cho biết, Hà Nội đang tập trung triển khai một số nhóm giải pháp trọng tâm.

Giải pháp đầu tiên là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016, trong đó tập trung đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai, ưu tiên triển khai Vành đai 4; các tuyến trục chính hướng tâm như QL1, QL6; các tuyến đường có tính kết nối như Nguyễn Tam Trinh; Lĩnh Nam, các cầu qua sông để tăng tính kết nối giao thông giữa các khu vực. Đây là giải pháp cơ bản có tính bền vững và lâu dài.

Tăng cường công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý phát huy tối đa năng lực hệ thống giao thông hiện có.

Phát triển đồng bộ các loại hình vận tải hành khách công cộng, tập trung triển khai và sớm đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Tiếp tục đầu tư các tuyến đường sắt đô thị khách theo quy hoạch. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý điều hành giao thông và xử lý vi phạm trật tự ATGT.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho người tham gia giao thông và xây dựng văn hóa giao thông, chú trọng đưa chương trình giáo dục về ATGT vào trong hệ thống giáo dục ngay từ các cấp học đầu tiên; Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Với các điểm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, Hà Nội đã tổ chức rà soát các vị trí giao cắt gây xung đột giao thông để bố trí các lực lượng chốt trực hướng dẫn giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc;

Thường xuyên rà soát các bất cập của tổ chức giao thông, nghiên cứu tổ chức giao thông hợp lý hạn chế xung đột (điều chỉnh chu kỳ đèn, điều chỉnh hạ tầng nút giao, điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút, xén mở rộng tối đa mặt đường tăng khả năng thông hành cho các phương tiện lưu thông; Xén mở rộng các nút giao, tạo các nhánh rẽ phải liên tục giảm bớt lưu lượng phương tiện dừng chờ tại nút).

Được biết, trong năm 2022, TP Hà Nội đã xử lý được 8/35 điểm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, đã xử lý được 20/26 “điểm đen” về TNGT.

Theo quy hoạch phát triển GTVT TP Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, để đảm bảo giao thông, tỷ lệ diện tích đất cho giao thông phải đạt từ 20-26%; diện tích đất cho giao thông tĩnh đạt 3-4%, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) phải đạt từ 50-55%.

Nhưng hiện nay tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt được khoảng 10,07%; diện tích đất cho giao thông tĩnh mới được <1%; tỷ lệ VTHKCC đạt được khoảng 17,8%. Trong khi đó, hàng năm các phương tiện giao thông gia tăng từ 4-5%/năm.

Tin cùng chuyên mục

Dùng phà quân sự thay thế cầu phao Phong Châu

Dùng phà quân sự thay thế cầu phao Phong Châu

(PLVN) - Chiều 4/10, Lữ đoàn 249 thuộc Binh chủng Công binh triển khai lắp và chạy thử nghiệm 2 phà cơ động phục vụ nhu cầu đi lại của người dân hai bên bờ sông Hồng trên địa bàn huyện Lâm Thao và Tam Nông (tỉnh Phú Thọ).

Đọc thêm

Cấm lưu thông qua cầu Yên Bái

Cấm lưu thông qua cầu Yên Bái
(PLVN) - Đây là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 1 tháng qua, cầu Yên Bái tạm dừng lưu thông do lo ngại các ảnh hưởng bởi mưa lũ.

Thông xe cầu Nam Lý tại TP HCM

TP HCM thông xe cầu Nam Lý ở TP Thủ Đức.
(PLVN) - Nằm trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp bắc qua Rạch Chiếc, cầu Nam Lý có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của TP Thủ Đức nói riêng và TP HCM nói chung.

Kiên Giang: Ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh

Kiên Giang: Ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh
(PLVN) - Ngày 01/10/2024, Công an tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh. Đại tá Nguyễn Nhật Trường – Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì buổi lễ; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành; lãnh đạo một số phòng nghiệp vụ Công an tỉnh và gần 300 cán bộ chiến sĩ.

Tạm cắt cầu phao Phong Châu

Trước đó, ngày 29/9, Lữ đoàn Công binh 249 đã bắc cầu phao thay thế tạm cầu Phong Châu bị sập. Ảnh: Mỵ Châu
(PLVN) - Từ tối ngày 1/10, lực lượng chức năng tạm cắt cầu phao Phong Châu (Phú Thọ) nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện.

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu
(PLVN) - Từ 6h ngày 30/9, Lữ đoàn Công binh 249 chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng thuộc hai huyện Tam Nông và Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Phú Thọ: Chính thức bắc cầu phao thay thế tạm cầu Phong Châu

Phú Thọ: Chính thức bắc cầu phao thay thế tạm cầu Phong Châu
(PLVN) - Sáng 29/9, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh chủ trì, phối hợp các lực lượng bắt đầu triển khai bắc, nối thông cầu phao tải trọng 60 tấn qua sông Hồng, bảo đảm giao thông cho người dân đi lại thuận lợi giữa 2 huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ).

Nguy cơ cao sập cầu Sông Thai

Cầu Sông Thai trên đường tỉnh lộ 558B ở huyện Quảng Trạch xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ sập rất cao.
(PLVN) - Ngày 29/9, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Bình cho biết, cầu Sông Thai trên đường tỉnh lộ 558B thuộc huyện Quảng Trạch đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập khá cao.