Cụ thể, tại trọng điểm số 1 (cống Cẩm Đình tại K1+700 đê Vân Cốc (huyện Phúc Thọ), sự cố mạch đùn, mạch sủi dưới cống Cẩm Đình là nghiêm trọng, xuất hiện ở cả thượng và hạ lưu cống khi có chênh lệch mực nước.
Trọng điểm số 2 là khu vực đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu, tương ứng K0+000 - K2+000 đê Tả Đuống (huyện Đông Anh). Đây là khu vực đê sát sông, mái kè cũng là mái đê; trong khu vực còn có cống lấy nước Long Tửu là công trình liên tỉnh Hà Nội - Bắc Ninh, được xây dựng từ lâu (năm 1962), đáy cống thấp.
Ngoài 4 trọng điểm trên các tuyến đê xác định còn 12 điểm xung yếu.
Theo Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội, đối với những điểm xung yếu được thống kê, vào mùa lũ cần tăng cường tuần tra canh gác, chuẩn bị phương tiện, vật tư, nhân lực để sẵn sàng xử lý nếu có tình huống bất lợi xảy ra.
Trọng điểm số 3 là công trình cống Liên Mạc, tương ứng K53+450 đê hữu Hồng (quận Bắc Từ Liêm). Đây là một trong những cống lớn, xây dựng (năm 1938), đáy cống ở cao trình thấp, tường ngực bị thấm.
Trọng điểm số 4 tương ứng từ K22+500 đến K26+000 đê hữu cầu. Vị trí từ K22+678 đến K23+178 kè Hiệu Chân, hiện, đang được xử lý cấp bách khắc phục sự cố cần được xây dựng phương án bảo vệ; đồng thời, phải tổ chức theo dõi chặt chẽ, kịp thời ứng cứu, đảm bảo an toàn cho khu vực này.
Đáng ngại là khu vực đê, kè, cống Tân Hưng - Cẩm Hà, tương ứng K24+950 - K25+300 đê Hữu Cầu trong phạm vi chiều dài khoảng 100m tuyến đê có 3 cống qua đê. Trong đó, 2 cống có cao trình đáy thấp, những năm trước, đã có hiện tượng nứt ngang đê tại khu vực này, tuy đã được xử lý, song cần theo dõi chặt chẽ khi có lũ cao.